Chỉ số google index là gì? 13 cách index website lên google mới nhất

Cách giúp Google Index nhanh

Nếu không được Google index thì trang web của bạn sẽ không có bất kỳ một lượt truy cập nào. Vì vậy, đối với các SEOer việc index đã không còn là một thuật ngữ quá xa lạ.

Vậy, chỉ số google index là gì? Đâu là cách index website lên google mới nhất?

Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Google index là gì? Cách giúp google index nhanh nhất mà các SEOer cần biết
Google index là gì? Cách giúp google index nhanh nhất mà các SEOer cần biết

Tổng quan Google index là gì

Khái niệm về Google Index

Có thể nhận định Google Index là quá trình Google thu thập, phân tích dữ liệu của website và hiển thị lên kết quả tìm kiếm.

Google không Index một trang web nào đó thì mặc định trang đó sẽ không hiển thị lên Google.

Đối với các SEOer, thuật ngữ google index đã không còn xa lạ trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin, sau đó đánh giá các nội dung mà user tìm kiếm.

Dựa vào kết quả này, Google sẽ so sánh cũng như đánh mức độ tin cậy và uy tín của dữ liệu phân tích được.

Muốn kéo traffic và đưa website on top nhanh chóng thì cách tốt nhất chính là index trang ngay.

Chỉ số Google Index quan trọng thế nào với SEO

Đối với một website chưa được thu thập thông tin và lập chỉ mục từ Google có thể hiểu một cách đơn giản là website đó không tồn tại trên công cụ tìm kiếm. Khi có người dùng tìm kiếm thông tin chúng sẽ không được hiển thị trên SERP (trang kết quả tìm kiếm). Vì thế việc website của bạn được lập chỉ mục từ Google là việc vô cùng cần thiết để chúng xuất hiện và tiếp cận đến người dùng mà bạn nhắm đến.

Google index mất bao lâu

Để được google index là việc không hề đơn giản như nói  bởi quá trình index bài viết sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cấu trúc website, chất lượng website, chất lượng backlink, traffic mỗi ngày…

Thông thường các trang web được index sẽ tăng thứ hạng từ 1 đến 2 tháng, tuy nhiên cũng có trường hợp một số trang web có thời gian index lâu hơn rất nhiều bởi không đảm bảo điều kiện cần thiết như: nội dung chưa chất lượng không phù hợp người dùng…

Nếu quá trình  index google diễn ra nhanh chóng thì càng có lợi trong việc SEO.

Ngược lại, việc index chậm không chỉ giảm hiệu suất SEO mà còn khiến cho các SEOer khó khăn trong việc quản lý thời gian chiến dịch SEO sẽ kéo dài trong bao lâu thì đạt được mục tiêu.

Google index chậm ảnh hưởng đến website như thế nào?

Việc Google index nhanh hay chậm phụ thuộc vào chất lượng và cấu trúc của trang web đó, có thể mất từ 1-2 ngày hoặc 1-2 tháng hoặc cũng có thể mất đến vài tháng thì mới được index.

Tốc độ index của mỗi trang là khác nhau, thế nhưng nếu website index chậm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng SEO, cụ thể:

  • Việc index chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến trình SEO tổng thể của cả chiến dịch.
  • Nếu tốc độ index chậm thì nội dung bài viết trên web của bạn có thể sẽ bị đối thủ copy bài và index trước, điều này sẽ bị Google đánh giá kém và ảnh hưởng đến thứ hạng về sau.
  • Hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex hiệu quả 100%

3 Cách kiểm tra url có được Google lập chỉ mục không ?

Cách kiểm tra index trên Google Search Console

Nếu bạn dùng Google Search Console (GSC) thì có thể dùng báo cáo Coverage để có thống kê cụ thể về trạng thái chỉ mục.

GSC > Index > Coverage

Nhìn vào số lượng trang hợp lệ (có và không có cảnh báo).
Nhìn vào số lượng trang hợp lệ (có và không có cảnh báo).

Ngoài ra, SEOer cũng có thể sử dụng Search Console để kiểm tra xem một trang web cụ thể có được lập chỉ mục hay không. Tiến hành dán URL vào thanh tìm kiếm URL

Submit lên Google
Submit lên Google

Nếu website đó được lập chỉ mục, nó sẽ nói rằng URL trên Google. Ngược lại, nếu website không được lập chỉ mục, bạn sẽ không thấy URL trên Google.

Sử dụng SERP từ Google bằng Site:url

Truy cập Google nhập cú pháp “site:[URL]” trong đó URL là đường dẫn bạn muốn kiểm tra.

Nếu trên SERP hiển thị đường dẫn chính xác thì có nghĩa là chúng đã được google index và ngược lại.

Ví dụ:

Kết quả này cho thấy có bao nhiêu trang được lập chỉ mục
Kết quả này cho thấy có bao nhiêu trang được lập chỉ mục

Để kiểm tra trạng thái chỉ mục của một URL cụ thể, sử dụng theo cú pháp: toán tử yourwebsite.com/web-page-slug.

Trang không được lập chỉ mục thì sẽ không được kết quả gì.
Trang không được lập chỉ mục thì sẽ không được kết quả gì.

Dùng Extention SEOquake

Đối với các SEOer thì SEOquake là một plugin miễn phí không còn quá xa lạ với nhiều tính năng hữu ích trong đó có chức năng kiểm tra chỉ số Google Index. Bước đầu bạn hãy cài đặt Plugin qua đường dẫn sau: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc.

Sau khi cài đặt SEOquake bạn hãy bật nó lên ở góc hiển thị bên góc phải màn hình, sau đó cột hiển thị bên dưới là chỉ số Google Index như hình ảnh mình họa.

chỉ số google index là gì
Chỉ số Google Index SEOquake

13 cách giúp index website lên google mới nhất

Index google rất quan trọng trong quá trình SEO, tuy nhiên làm thế nào để việc index được diễn ra nhanh chóng.

Dưới đây là 13 cách index website lên google hiệu quả nhất mà các SEOer nhất định không thể bỏ qua.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ google search console từ A-Z

Lập chỉ mục trên google search console

Việc lập chỉ mục trên GSC là cách mà SEOer nào cũng biết và thường xuyên được sử dụng rất nhiều.

Lập chỉ mục trên google search console
Lập chỉ mục trên google search console

Các SEOer tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url

Bước 2: Nhập URL cần khai báo => SUBMIT

Bước 3: Để biết Google đã index bài viết hay chưa các SEOer kiểm tra theo cú pháp Site: tên URL. Ví dụ: Site:https://tech-one.io

Xóa mã crawl block

Để google index nhanh chóng thì các SEOer nên xóa mã crawl block vì mã này có thể là nguyên nhân khiến cho Google không index trang web. Kiểm tra và xóa bỏ ngay nếu website của bạn xuất hiện:

User-agent: Googlebot 2. Disallow:/

User-agent:*2.Disallow:/

Xóa thẻ noindex

Google sẽ không index trang web của bạn nếu như bạn yêu cầu gắn thẻ noindex. Để xoá thẻ noindex, có 2 cách như sau:

Cách 1: Thẻ meta

Các trang có một trong hai thẻ meta này ở thẻ <head> đã được Google lập chỉ mục

1<meta name=“robots” content=“noindex”>

1<meta name=“googlebot” content=“noindex”>

Thẻ meta robot giúp cho các công cụ tìm kiếm họ có thể lập chỉ mục hay không?

Để tìm tất cả các trang có thẻ meta noindex trên trang web của bạn, hãy chạy thu thập thông tin cũng như kết hợp check trang web của Ahrefs. Chuyển đến báo cáo trang nội bộ và tìm Noindex page.

Xóa thẻ noindex
Xóa thẻ noindex

Xem qua từng trang bị ảnh hưởng, sau đó xóa thẻ meta noindex khỏi những trang không mong muốn.

Cách 2: X ‑ Robot-Tag

Trình thu thập thông tin cũng tôn trọng tiêu đề phản hồi HTTP X ‑ Robots-Tag. Các SEOer có thể thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình PHP, hoặc tệp .htaccess hoặc thay đổi cấu hình máy chủ.

Để kiểm tra URL trong GSC, các SEOer chỉ cần nhập URL vào => tìm kiếm index được phép?  Không: ‘noindex 199 được phát hiện trong  ‘X‑Robots-Tag’ http header”

X‑Robots-Tag
X‑Robots-Tag

Để kiểm tra các sự cố xảy ra bên trong trang web của mình, các SEOer cùng Ahref để chạy thu thập thông tin ⇒ dùng “Robots information in HTTP header”  trong Data Explorer.

Robots information in HTTP header
Robots information in HTTP header

Cập nhật trang vào sitemap

Một trong những cách giúp index nhanh chóng là dùng Ping sitemap, các SEOer tiến hành như sau:

Bước 1: nhập URL cần khai báo với Google vào sitemap.xml.

Bước 2: Copy URL trong File Sitemap.

Bước 3: Nhập địa chỉ vào thanh tìm kiếm trên trình duyệt

Sitemap
Sitemap

http://google.com.vn/ping?sitemap=[URL_SITEMAP]

Ví du: Ping URL với Pingfarm

Pingfarm được mệnh danh là công cụ có thể giúp bạn index một loạt URL bài viết nhanh chóng.

Pingfarm
Pingfarm

Thực hiện như sau:

Bước 1: List ra các URL bài viết cần khai báo với Google.

Bước 2: Tiến hành truy cập vào http://pingfarm.com

Bước 3: Copy URL bài viết => Ping

Xử lý trang mồ côi

Các trang mồ côi được hiểu là những trang không có link nội bộ trỏ đến chúng.

Để kiểm tra các trang mồ côi, các SEOer cần thu thập data website và check website này trên Ahrefs => kiểm tra báo cáo Liên kết đến cho trang Orphan (không có liên kết nội bộ đến)

Trang mồ côi
Trang mồ côi

Điều này thể hiện rằng các trang được lập chỉ mục và hiện diện trong sơ đồ website không có link nội bộ nào trỏ đến.

Để chỉnh sửa trang mồ côi, các SEOer có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Nếu trang không quan trọng, có thể xóa nó khỏi website của bạn

Cách 2: Nếu trang quan trọng, hãy kết hợp nó vào cấu trúc liên kết nội bộ của website.

Chỉnh sửa internal link nofollow

Các liên kết Nofollow là các liên kết với thẻ rel = nofollow follow. Các liên kết này ngăn chuyển pagerank sáng URL đích khiến Google không thể thu thập dữ liệu link nofollow.

Google phát biểu về việc sử dụng các link nofollow khiến các liên kết mục tiêu bị loại bỏ khỏi biểu đồ của trang web, tuy nhiên các trang mục tiêu vẫn xuất hiện trong chỉ mục nếu các trang khác liên kết không sử dụng link nofollow hoặc các URL.

Kết luận, các SEOer cẩn đảm bảo rằng tất cả các link nội bộ đến các trang có thể lập chỉ mục đều được theo dõi.

Tối ưu liên kết nội bộ Internal link

Liên kết nội bộ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu chiến dịch SEO. Khi Google thu thập dữ liệu trang web của bạn mà trang web lại không có những liên kết nội bộ thì bot Google sẽ khó tìm ra để tiến hành index.

Giải pháp dành cho các SEOer chính là thêm các internal link vào trang để Google có thể thu thập dữ liệu và tiến hành lập chỉ mục nhanh hơn.

Để hiểu rõ hơn về Internal link và cách đặt internal link hiệu quả nhất qua bài viết Internal Link là gì? tại đây.

Nội dung trên trang là unique

Thực tế cho thấy, Google sẽ không index những trang có nội dung kém chất lượng vì bản thân chúng không mang lại giá trị cho người dùng.

Cần xây dựng những nội dung hướng tới cộng đồng, đặc biệt những nội dung này phải là unique.

Việc sở hữu nội dung chất lượng trên trang chính là cách tốt nhất để nhanh chóng on top cũng như được Google index ngay.

Xóa các trang có nội dung kém chất lượng

Nếu website của bạn có quá nhiều trang kém chất lượng thì việc duy trì những trang này chỉ rất tốn ngân sách và dữ liệu

Có quá nhiều trang chất lượng thấp sẽ khiến bạn lãng phí ngân sách. Cần xóa bỏ những trang kém chất lượng để không phải tiêu tốn tài nguyên cũng như có những hoạt động tích cực đến ngân sách.

Việc xóa bỏ những nội dung không liên quan cũng được xem là cách index website lên google hiệu quả.

Xây dựng hệ thống backlink chất lượng

Backlinks là yếu tố không thể thiếu trong quá trình SEO onpage, đây là một trong những  điều kiện tiên quyết quyết định thứ hạng của trang web trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Một website có nhiều backlinks chất lượng chắc chắn sẽ có độ trust cao cũng như được Google chú ý nhiều hơn và muốn lập chỉ mục ngay.

Vậy nên, việc xây dựng hệ thống backlink chất lượng sẽ là cách giúp google dễ dàng index trang web của bạn một cách nhanh nhất có thể.

Đặt liên kết đến các trang có traffic nhiều

Đặt liên kết đến những trang web có nhiều traffic cũng là cách index website lên google nhanh chóng.

Ngoài ra, cách làm này còn góp phần giúp cho việc trang web của bạn có độ uy tín cao hơn.

Đây được xem là hình thức “cộng sinh” cùng nhau có lợi. Một bên được tăng độ uy tín, một bên sẽ có nhiều tương tác và traffic hơn, từ đây cũng dễ dàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt Google.

Tạo nút share trên bài viết

Hình thức chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội không chỉ giúp tăng độ trust cho trang web đó mà còn kéo một lượng lớn traffic về góp phần nâng cao thứ hạng một cách nhanh chóng nhất.

Thông thường những content có tính cộng đồng sẽ rất dễ viral trên các kênh mạng xã hội.

Vì vậy, các SEOer cần setup nút chia sẻ tự động trên các kênh social khi upload bài viết lên website

Khi chia sẻ bài viết lên các kênh social sẽ tăng tín hiệu, độ trust cho website. Đây cũng là cách index website lên google hiệu quả đấy.

Ping URL trên google

Các SEOer cũng có thể ping trực tiếp URL lên các trang hỗ trợ index sau để nhanh giúp trang nhanh chóng index.

  • Twingly
  • Pingomatic
  • Feedshark.brainbliss
  • Mypagerank
  • PingMyUrl
  • Totalping
  • Ping

Nên làm gì sau khi website đã Index?

Kiểm tra index thường xuyên

Thông thường chúng ta nên kiểm tra định kỳ trong khoảng 2 đến 4 tuần sau khi đã được lập chỉ mục từ Google. Các chỉ số cần lưu ý khi kiểm tra bao gồm:

  • Vị trí trung bình của bài viết (Position): vị trí trung bình mà bài viết xuất hiện trên google.
  • Số lần hiện thị URL bài viết (Impression): đây là số lần mà URL hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
  • Số lần nhấp chuột (Click): chính là số lần mà người dùng nhấp chuột vào URL trên công cụ tìm kiếm.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): còn được hiểu là tỉ lệ nhấp chuột, được tính bằng cách lấy số nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.

Sắp xếp link đã index theo từng topic

Việc sắp xếp, chia link index theo nhóm chủ đề sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý nội dung và Google thu thập thông tin cũng nhanh hơn.

Ngoài ra nó còn giúp bạn xác định được nhóm nào đang được Google đánh giá hữu ích hơn cho người dùng.

Link đã index có còn mang lại giá trị cho người dùng không

Sau 2 đến 4 tuần các chỉ số của link index đều không cho dấu hiệu tích cực có nghĩa Google đang nhận thấy bạn không cung cấp thông tin hữu ích nào cho người dùng và ngược lại. Chính vì thế việc kiểm tra và cập nhật liên tục là điều cực kỳ cần thiết.

Cập nhật content hay còn được gọi là Audit Content trong SEO có gì đặc biệt so với việc đơn thuần cập nhật nội dung? Mời bạn xem qua bài viết Audit Content là gì? tại đây.

Kết luận

Tóm lại, index là một thuật ngữ rất phổ biến và nó cũng là một yếu rất quan trọng với SEOer, qua bài viết này, Công ty SEO Tech-One hi vọng rằng các bạn có thể biết được khái niệm google index là gì cũng như cách giúp google index website nhanh chóng nhất nhé!

Theo dõi trang kiến thức của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhất!

Chúc các bạn thành công!

Khám phá thêm nhiều công cụ hữu ích từ Google qua các bài viết của chúng tôi:

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content Là Gì

      Cornerstone content là gì? Cornerstone content, hay nội dung nền tảng, có thể được coi là những bài viết hoặc […]

      Đọc thêm
      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Thương mại điện tử đang phát triển, cung cấp cho các công ty một nền tảng để thâm nhập thị […]

      Đọc thêm
      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh TMĐT tiết kiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ lựa chọn thị trường ngách, thiết lập trang web miễn phí cho đến dropshipping và SEO.

      Đọc thêm