KIẾN THỨC

Các lỗi thường gặp trong quá trình Crawling phổ biến

Crawling là gì? Các lỗi thường gặp trong quá trình Crawling phổ biến

SEO là một lĩnh vực quan trọng trong marketing với kiến thức vô tận. Để hiểu hết về SEO cần rất nhiều thời gian tìm hiểu và phải nắm bắt được những thuật ngữ cơ bản. Crawling là một trong những khái niệm quan trọng mà người làm SEO cần phải hiểu rõ. Bạn đã biết thuật ngữ crawling là gì chưa? Cùng Tech-One tìm hiểu chi tiết về crawling và các lỗi thường gặp trong quá trình crawling qua bài viết dưới đây nhé!

Crawling là gì?

Thuật ngữ crawling nghĩa là gì? Crawling hay còn được gọi là quá trình thu thập thông tin. Đây là quá trình tìm kiếm mà ở đó các công cụ tìm kiếm gửi ra một nhóm Googlebot (thường được biết tới là trình thu thập dữ liệu hay trình thu thập thông tin) để phát hiện và cập nhật những nội dung mới.

Nội dung rất đa dạng, nó có thể là dạng bài viết website, video, hình ảnh, PDF,… Tuy nhiên cho dù ở bất kỳ định dạng nào, gần như toàn bộ nội dung sẽ được phát hiện bởi các liên kết. Ban đầu Googlebot sẽ nạp một số website rồi qua những liên kết từ những trang Web đó để tìm kiếm URL mới. Nhờ hình thức này, trình thu thập dữ liệu sẽ tìm được nhiều nội dung mới và thêm nó vào chỉ mục có tên gọi là Caffeine. Đây thường được biết đến là cơ sở dữ liệu lớn về URL nhờ các trang web được nạp vào và người sử dụng tìm kiếm.

Crawling là gì
Crawling là gì

Tầm quan trọng của việc Crawling là gì?

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là hoạt động nâng cao thứ hạng của từ khóa tìm kiếm (keyword ranking) thuộc về một số ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm,… trên các công cụ tìm kiếm như Google. Bởi vì khi vị trí từ khóa càng cao thì tỷ lệ khách hàng truy cập vào trang web càng lớn.

Trong SEO có crawling đóng vai trò quan trọng trọng vào hoạt động lập chỉ mục (Index) các dữ liệu trên các trang web nhờ sử dụng chương trình tự động. Các chương trình tự động được biết đến nhiều qua một số tên gọi khác nhau như web crawler, spider, bot crawler hay gọi tắt là crawler.

Tầm quan trọng của việc Crawling là gì
Tầm quan trọng của việc Crawling là gì

Chức năng của web crawler là gì? Web crawler có nhiệm vụ tải xuống các trang web để công cụ tìm kiếm làm nhiệm vụ xử lý, lập các chỉ mục trang web này để người dùng tìm kiếm sao cho thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Nhờ đó người dùng có khả năng truy xuất thông tin bất kỳ trên cùng lúc nhiều trang web khi cần.

Trang web nào không được web crawler thu thập thì nó không thể được lập chỉ mục. Hệ quả là trang web đó sẽ không được hiện ra trong phần kết quả tìm kiếm. Kể cả khi người dùng nhập chính xác từng chữ lấy trực tiếp từ trang web thì cũng không thể tìm thấy được website đó.

Crawling budget là gì?

Crawling budget được định nghĩa là công cụ xác định số lượng các trang web đã được thu thập thông tin và tần suất trang web đó được thu thập thông tin lại lần nữa.

Crawling budget bao gồm có 2 yếu tố sau đây:

  • Craw rate limit – giới hạn thu thập thông tin là tối đa bao nhiêu trang web được thu thập thông tin mà không gây quá tải cho hệ thống máy chủ.
  • Craw demand – số lượng thu thập thông tin là xác định số lượng bao nhiêu trang đã được crawling thu thập thông tin.

Crawling budget đóng một vai trò rất quan trọng với các site lớn sở hữu hàng chục nghìn URL trở lên. Ví dụ như các trang báo nổi tiếng, thương mại điện tử, tin tức,…

Việc tối ưu số lượng trang được thu thập thông tin sẽ giúp các crawling đảm bảo không lãng phí thời gian cho các trang không quan trọng hay bỏ lỡ các trang chứa nội dung phù hợp với website.

Crawling budget là gì
Crawling budget là gì

Sự khác biệt giữa Crawling và Indexing là gì?

Crawling và Indexing được xác định khác biệt nhau trong quá trình hoạt động.

  • Crawling (thu thập thông tin) thì đối với các nội dung mới được phát hiện, crawler sử dụng các thuật toán đặc biệt để xác định trang nào cần được ưu tiên và tần suất thu thập thông tin ra sao.
  • Indexing (lập chỉ mục): Sau quá trình thu thập dữ liệu, Search Engine sàng lọc, đánh giá chất lượng dữ liệu vừa thu được. Kết luận rằng nội dung đó là mới hay từng tồn tại, đã xuất hiện ở các tài liệu khác hay không? Đồng thời Search Engine sẽ đánh giá bố cục và nhiều yếu tố khác. Nếu tất cả đều đạt, từ đó lập chỉ mục dữ liệu.
Sự khác biệt giữa Crawling và Indexing
Sự khác biệt giữa Crawling và Indexing

Một số lỗi thường gặp trong quá trình Crawling

Dưới đây là những lỗi thường gặp trong quá trình crawling mà chúng ta cần phải lưu ý:

Lỗi điều hướng Website

Các nội dung từ website của bạn sẽ được crawling khám phá nhờ đi theo liên kết nội bộ (Internal link). Khi một trang trên website không có liên kết tới một trang nào, crawling sẽ rất khó để truy cập và quét nội dung.

Nhiều trang web mắc lỗi nghiêm trọng này khiến hoạt động thu thập dữ liệu của việc crawling bị gián đoạn.

Lỗi máy khách 4xx: not found errors

Một lỗi kinh điển được biết tới nhiều nhất hiện nay là 404: “page not found”. Lỗi này xảy ra do trang bị xóa, lỗi đánh máy hoặc chuyển hướng liên kết bị hỏng.

Khi crawling gặp lỗi 404, chắc chắn sẽ không thể truy cập URL để tiến hành quét nội dung trên trang. Còn với người dùng khi bị lỗi 404, họ sẽ tự động thoát khỏi website. Với lỗi này, cách khắc phục là hãy điều hướng URL gặp lỗi 404 đến trang chủ hoặc các trang có chứa nội dung tương đương.

Các lỗi thường gặp trong quá trình Crawling
Các lỗi thường gặp trong quá trình Crawling

Lỗi máy chủ 5xx: server errors

Lỗi máy chủ 5xx xảy ra với các máy chủ website không thể thực hiện được quyền truy cập của crawling khi vào trang. Với lỗi này, crawling sẽ từ bỏ yêu cầu truy cập trang khiến không thể thu nhập dữ liệu trang.

Lỗi này xảy ra ở server, để khắc phục cần hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật bên server của bạn mới có thể nắm bắt được tình hình nhanh nhất.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong thuật ngữ crawling là gì và các lỗi thường gặp trong quá trình crawling qua bài viết trên. Hy vọng từ những thông tin hữu ích này các bạn sẽ nắm được chi tiết về thuật ngữ crawling phục vụ hiệu quả quá trình SEO. Nếu bạn muốn tham khảo nhiều kiến thức về marketing, truy cập vào blog của Tech-One để cùng nhau học hỏi nhé!