Để đạt được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của Google thì đòi hỏi website phải có độ trust cao cũng như đạt những điều kiện cần thiết. Vậy làm thế nào để kiểm tra độ trust website cũng như cách tăng trustrank cho website một cách hiệu quả nhất?
Dấu hiệu của một trust website mạnh
Đối với nhiều SEOer, việc website của mình có độ tin cậy cao chắc chắn là một điều mà ai ai cũng mong muốn như thế trong quá trình làm SEO. Một khi đã được đánh giá cao và tin tưởng thì sẽ lập chỉ mục cũng như index rất nhanh giúp đẩy các bài viết lên top nhanh chóng.
Vậy một trang web có độ trust mạnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết nào? Cùng điểm qua các dấu hiệu đó ngay dưới đây nhé!
DA
DA (Domain Authority) là một chỉ số xác định được độ trust của một trang web. Chỉ số này được tính từ 0-100 để thể hiện mức độ tin cậy và uy tín của website đó. Chỉ số DA càng cao đồng nghĩa với việc độ uy tín của website đó cũng cao.

Thông thường những website có chỉ số DA từ 0-10 là những trang vừa mới lập ra, chưa xây dựng nội dung nhiều
Chỉ số DA từ 10-20 là những trang đã được tạo từ và làm SEO từ 5-8 tháng
DA từ 20-30 là chỉ số mà rất nhiều trang web tại thị trường Việt Nam sở hữu
DA từ 30-40 trở được đánh giá là khá tốt chứng tỏ trang web này có độ trust khá cao
là một chỉ số do MOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và sức mạnh của một tên miền. Chỉ số DA được tính từ 0-100 để thể hiện độ tin cậy của một website là cỡ nào.
PA
PA là chỉ số đánh giá độ tin cậy và uy tín của một trang. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ trang đó chất lượng. Với trang uy tín thì thường chỉ số PA > 30.
DR
Cũng giống như chỉ số DA, DR thể hiện sức mạnh của cả một website. Chỉ số DR càng cao thì trang web có độ trust cao và càng chất lượng hơn. Thông thường chỉ số này sẽ rơi vào từ 0-100, tuy nhiên chỉ cần website của bạn có DR > 50 thì đã “ghi điểm” trong mắt Google.

UR
Trong quá trình làm SEO, UR là chỉ số thể hiện cho sức mạnh của một URL, chỉ số UR càng cao chứng tỏ trang web càng chất lượng. Thông thường website có UR > 40 sẽ được đánh giá khá cao.
Trust Flow
Trust Flow được xem là chỉ dùng để đánh giá sức mạnh của một liên kết trỏ đến trang web của bạn, chỉ số này sẽ giúp cho các SEOer biết được những backlink trỏ đến trang web của mình có chất lượng hay không? tốt hay xấu?
Thông thường chỉ số TF>10 thể hiện đường link liên kết đến website của bạn khá mạnh.

Citation Flow
Có nhiệm vụ tương tự như chỉ số TF, CF dùng để đánh giá độ uy tín và chất lượng của các backlink trỏ về trang web của bạn. Tuy nhiên, để đánh giá sức mạnh tổng thể của các backlink trỏ về một website nào đó thì các SEOer không chỉ nhìn vào chỉ số CF mà còn phải lưu ý cả TF. Cụ thể:
Nếu TF cao, CF cao suy ra trang web này có độ trust cao, nhưng vẫn chưa thật sự hoàn hảo.
Nếu TF cao, CF thấp suy ra trang web này có độ trust cực kỳ cao, chất lượng của tất cả các backlink trỏ về rất chất lượng.
Nếu TF thấp, CF thấp suy ra độ trust của trang web này không cao, trang web mới và cần thời gian để cải thiện.
Nếu TF thấp, CF cao thì trường hợp này trang web của bạn chắc chắn bị dính SPAM, cần pahi3 kiểm tra kỹ lại nhé!
Spam Core
Moz đưa ra chỉ số Spam Score dùng để đánh giá mức độ spam của trang web đó, chỉ số này sẽ giúp cho SEOer biết được trang web của mình có đang bị spam hay không.

Có 3 thang điểm để đánh giá chỉ số này, cụ thể:
Từ 0 – 4: cho thấy trang web của bạn tốt, không bị dính spam và được Google đánh giá cao.
Từ 5 – 7: cho thấy trang web của bạn đang có dấu hiệu dính spam, khả năng bạn sẽ bị chặn bởi Google bất kỳ lúc nào.
Từ 8 – 17: cho thấy trang web của bạn dính spam khá nhiều và chắc chắn bạn sẽ phải nhận án phạt từ Google.
Từ đây có thể nhận định, chỉ số Spam Score càng thấp chứng tỏ trang web càng giá trị
Referring Domain
Chỉ số này cho phép SEOer biết được số lượng IP trỏ về domain của bạn, số lượng IP càng nhiều càng đa dạng thì sẽ hỗ trợ đẩy website càng dễ dàng có thứ hạng cao trên Google.
Organic keyword
Chỉ số này giúp cho các SEOer biết được tổng số các từ khóa của trang web lọt top 100 được công cụ Ahrefs cập nhật. Nếu trang web của bạn có 1 từ khóa lọt top này thì sẽ được tính là 1 organic keyword.
Thông thường OK > 3 keywords thì trang web của bạn được đánh giá là có độ trust cao.
Organic traffic
Organic Traffic được xem là chỉ số thể hiện traffic của một trang web là bao nhiêu ứng với một chỉ số organic keyword.

Nếu OK=OT suy ra mỗi keyword sẽ có 1 traffic. Từ khóa này chưa thật sự giá trị và vẫn nằm ngoài TOP 10 trên bảng xếp hạng Google.
Nếu OK>OT suy ra lượng keyword lên top nhiều, tuy nhiên lại không có nhiều traffic đổ về.
OK<OT suy ra số lượng từ khóa nhỏ hơn số traffic trỏ về, điều này cho thấy mỗi từ khóa thật sự có giá trị và website này là cực kỳ uy tín trong mắt Google.
Backlink
Để kiểm tra độ trust website các SEOer không chỉ nhìn riêng chỉ số backlink để đánh giá mà phải kết hợp cùng referring domain để đánh giá. Tuy nhiên cần phải kết hợp thêm chỉ số Organic traffic và organic keyword để cùng đối chiếu.
Cụ thể, nếu backlink trỏ về là 3 link, Referring domain là 1, OT > 1, OK có thể là 10-100 => trang web của bạn có độ trust rất cao.
Index
Có thể nói, những trang web có lượng index > 500 được Google đánh giá cực kỳ cao bởi chất lượng cũng như content phù hợp với nhu cầu người dùng.
Time on site
Tỉ lệ time on site càng cao chứng tỏ website của bạn đang thực sự hoạt động hiệu quả nhất và được Google đánh giá khá cao. Thông thường chỉ số này lớn hơn 3 phút thì website đó được đánh giá khá nét và có độ trust cực kỳ cao.
Bounce rate
Ngược lại với time on site, chỉ số Bounce rate càng thấp chứng tỏ trang web của bạn đang có giá trị cao và có độ trust trong mắt Google. Để kiểm tra chỉ số này, bạn cần dùng công cụ Google Analytics để kiểm tra chứ không thể check bằng các công cụ đại trà khác nhé!
Xem thêm: Cách giảm bounce rate cho website đơn giản hiệu quả
Công cụ kiểm tra độ trust website miễn phí
Trust rank checker
Để kiểm tra độ trust website nhiều SEOer sử dụng công cụ Trust rank checker – đây là một tool miễn phí giúp bạn biết được độ trust của trang web mình đang ở mức nào.
Các thông số như sau:
TrustRank > 3 là site good trust với search engines.
TrustRank từ 4 là very good
TrustRank > 5 là excellent trust
TrustRank cao sẽ giúp cho website của bạn dễ dàng “on top” nhanh chóng
Cách tăng trustrank cho website
Làm thế nào để tăng trustrank cho website chính là câu hỏi mà hầu hết các bạn SEOer mới vào nghề sẽ cực kỳ quan tâm. Và sau đây là một số cách giúp cho các bạn có góc nhìn cụ thể hơn.
Content giá trị, hữu ích
Xây dựng nội dung giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng sẽ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cực kỳ cao. Việc làm content hữu ích sẽ giúp cho người dùng tìm được cái họ cần, chính vì khi đã cần thì họ sẽ thực hiện chuyển đổi. Vì vậy để tăng trustrank thì điều đầu tiên của SEOer là phải phân tích được insight của khách hàng để từ đó xây dựng nội dung phù hợp, đánh đúng tâm lý.

Cấu trúc website
Một trang web được Google đánh giá cao khi trang web đó thỏa các điều kiện về nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Vậy nên khi xây dựng trang web cho mình, các SEOer cần lưu ý về cấu trúc, làm thế nào để người dùng dễ dàng thao tác, di chuyển qua lại, đáp ứng được tất cả các yêu cầu mà người dùng mong muốn.
Seo Onpage phải chuẩn
Tối ưu SEO onpage chính là điều mà nhiều SEOer cần phải lưu ý trong quá trình làm SEO. Nên tối ưu các thẻ onpage một cách chuẩn chỉnh nhất để tăng độ trust cho website của mình cũng như ghi điểm tuyệt đối trong mắt Google.
Internal link điều hướng
Điều hướng internal link tốt sẽ giúp các SEOer dễ dàng ranking top hàng loạt các keywords trong khoảng thời gian ngắn với lượng Volume search cực kỳ cao và tất nhiên việc này đã giúp tăng trustrank cho website của bạn rồi.
Backlink chất lượng
Nguồn backlink chất lượng luôn được xem là yếu tố hàng đầu giúp đưa bất từ một trang web nào dễ dàng “on top” nhanh chóng. Số lượng các backlink trỏ về website càng nhiều thì độ trust của website đó cũng càng tăng cao
Xuất hiện social
Việc xuất hiện “nhẵn mặt” trên hệ thống các kênh Social thì chắc chắn trang web của bạn sẽ được đánh giá khá tốt, là công ty/đơn vị có thương hiệu lớn nên từ đây trustrank cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Nên đặt trang web của mình trên các nền tảng lớn như Facebook, Youtube, Instagram, Linkedin…
Tóm lại, qua bài viết này hi vọng có thể giúp cho các SEOer có thể kiểm tra độ trust website của mình để từ đó biết được tình hình website đang như thế nào và có những điều chỉnh phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công!