Long-tail keyword là những từ khóa có xu hướng dài, chi tiết hơn những từ khóa thông thường, mặc dù có lưu lượng từ khóa thấp hơn nhưng lại có độ cạnh tranh thấp và đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Vậy có những cách nào để tìm được keyword long-tail tiềm năng để kéo traffic về cho website của bạn? Hãy cùng Tech-one tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!
Keyword là gì?
Keyword (từ khóa) là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm (như Google, Bing…) để có câu trả lời cho cái mà họ đang tìm kiếm.
Ví dụ:
Khi muốn mua Iphone 14, bạn tra trên Google từ khóa “Iphone 14” để tìm hiểu về những tính năng hay thiết kế mới của Iphone 14 khác gì so với Iphone 13, hay giá cả của nó (chẳng hạn).
Về mặt cơ bản, khi tiến hành SEO bài viết, từ khóa được chia làm 2 loại: từ khóa chính và từ khóa phụ.
Theo nhiều tiêu thức khác nhau mà keyword được chia làm nhiều loại khác nhau:
Theo độ dài, keyword được chia làm 3 loại:
- Short-tail keyword (từ khóa ngắn)
- Long-tail keyword (từ khóa dài)
- Mid-tail keyword (từ khóa trung bình)
Theo người mua, keyword được chia làm 4 loại:
- Informational (từ khóa thông tin)
- Navigational (từ khóa điều hướng)
- Commercial (từ khóa thương mại)
- Transactional (từ khóa mua hàng)
Theo lĩnh vực kinh doanh cụ thể, keyword được chia làm 4 loại:
- Market Segment (từ khóa phân đoạn thị trường)
- Customer-Defining (từ khóa xác định đối tượng khách hàng)
- Product (từ khóa sản phẩm)
- Geo-Targeted (từ khóa hướng tới mục tiêu địa lý)
Ngoài ra, còn rất nhiều loại từ khóa khác theo nhiều tiêu thức phân loại khác nữa như từ khóa mở rộng, từ khóa chính xác; từ khóa chính, từ khóa LSI.
Long-tail keywords là gì? Có gì khác với keyword thường không?
Như đã đề cập bên trên, long-tail keyword là một dạng của từ khóa được phân loại theo độ dài từ khóa.
Long-tail keywords (từ khóa đuôi dài) là những từ khóa dài có lưu lượng tìm kiếm nhỏ (trên tháng). Chúng thường có xu hướng dài hơn và cụ thể hơn cụm từ khóa đầu (“head” keyword). Và vì vậy, có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ:
Từ khóa “Iphone 14 giá bao nhiêu” được coi là một từ khóa dài. So với từ khóa đầu, “Iphone 14” – lưu lượng tìm kiếm 7.480.000, từ khóa này có lưu lượng tìm kiếm thấp hơn là 5.400/ tháng và cụ thể hơn so với từ khóa đầu, khi người dùng muốn biết mức giá của một chiếc Iphone 14.
Tại sao bạn nên sử dụng long-tail keyword trong chiến dịch SEO?
Mặc dù long-tail keyword có lưu lượng tìm kiếm thấp hơn so với những dạng từ khóa khác, nhưng chúng lại có rất nhiều những điểm mạnh vượt trội hơn những dạng từ khóa khác.
Long-tail keyword có độ cạnh tranh thấp
Từ khóa dài thường có độ cạnh tranh thấp hơn so với những từ khóa ngắn. Đó là một trong những lý do khiến từ khóa dài dễ dàng lên thứ hạng hơn.
Ví dụ:
Điều này có nghĩa, để lên được Top1 trên Google cho câu tìm kiếm này, bạn cần “đánh bại” hơn 4 tỷ bài viết khác.
Điều này cũng được áp dụng tương tự với Google Adwords (PPC), khi sử dụng từ khóa đuôi dài cho chiến dịch quảng cáo của mình, bạn có thể sẽ chỉ phải chi trả với chi phí thấp hơn so với những từ khóa ngắn có lưu lượng tìm kiếm nhiều hơn gấp nhiều lần.
Long-tail keyword mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao
Long-tail keyword không chỉ là những từ khóa có độ dài dài hơn những từ khóa thông thường, mà chúng còn cụ thể hơn từ khóa thông thường, từ khóa ngắn.
Nói cách khác, những người tìm kiếm từ khóa dài thường có mục đích rõ ràng hơn trong câu chữ tìm kiếm của mình.
Ví dụ:
Khi một người tìm kiếm từ khóa “Iphone 14 giá bao nhiêu” muốn biết cụ thể giá của một chiếc Iphone là bao nhiêu. Thay vì chỉ tìm kiếm “Iphone 14”, người tìm kiếm có thể muốn đọc tất cả mọi thứ về Iphone 14, về tin tức ra mắt Iphone 14 của Apple, về những tính năng, đặc điểm mới của Iphone 14 khác so với những dòng Iphone đời cũ hơn, hoặc cả giá của Iphone 14…
Hoặc:
Khi tìm kiếm “mua sách Nhà Giả Kim”, người dùng đang có ý định mua sản phẩm này rõ ràng hơn so với khi tìm kiếm “sách Nhà Giả Kim”.
Có rất nhiều từ khóa đuôi dài
Vì lưu lượng tìm kiếm không nhiều như các từ khóa khác, nên từ khóa đuôi dài không đem đến lượng truy cập ồ ạt cho website của bạn. Nhưng khi càng có nhiều từ khóa đuôi dài trên website của bạn được lên thứ hạng, lưu lượng truy cập cuối cùng tập hợp được sẽ vô cùng đáng kể.
Trong hầu hết tất cả các ngành, từ khóa dài thường rất nhiều. Vì vậy, bạn không lo việc thiếu từ khóa.
Bạn đã biết cách chọn từ khóa SEO hiệu quả cho chiến dịch của mình chưa? Một từ khóa đúng sẽ giúp bài viết và trang web của bạn dễ dàng đạt được vị trí cao trên Google. Hãy đọc bài viết Keyword efficiency index là gì? Cách tính KEI và phân tích chỉ số KEI chuẩn xác, mới nhất để áp dụng cho chiến dịch của mình nhé!
Những cách thông dụng nhất để tìm kiếm long-tail keywords
Dưới đây là 9 cách để tìm keyword long-tail:
Từ “Related Researchs” của Google
Related Researchs là phần gợi ý các tìm kiếm liên quan của Google xoay quanh từ khóa mà bạn vừa tìm kiếm.
Để tìm keyword long-tail theo cách này, bạn đơn giản chỉ cần tìm kiếm từ khóa mà bạn dự định lựa chọn làm keyword chính cho bài. Hoặc “head” keyword của long-tail keyword mà bạn dự định lựa chọn.
Khi kết quả tìm kiếm hiện lên, bạn kéo xuống phần cuối cùng của kết quả trang tìm kiếm thứ nhất. Bạn sẽ nhìn thấy một loạt các long-tail keyword tương tự hoặc liên quan với keyword mà bạn tìm kiếm tại phần “Related Researches”. Đây là tất cả những tìm kiếm, cũng như những keyword liên quan mà bạn có thể cân nhắc sử dụng trong bài viết chiến dịch của mình.
Sau đó, để tiếp tục tìm kiếm những keyword long-tail tương tự hoặc chi tiết hơn với từ khóa bạn đã chọn. Chọn một từ khóa dài trong phần Related Researches vừa tìm được, nhập vào thanh tìm kiếm để tiếp tục có những kết quả tương tự nhất hoặc chi tiết hơn của keyword long-tail trong danh sách Related Research.
Lặp lại việc làm này cho đến khi nào bạn tìm được một số lượng lớn những từ khóa đuôi dài tiềm năng.
Sử dụng công cụ Answer the public
Answer the public là một công cụ nghiên cứu từ khóa cho phép tìm kiếm những từ khóa tập trung vào câu hỏi.
Cách sử dụng công cụ này như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Answer the public, và nhập vào từ khóa cần tìm kiếm và nhấn Search.
Ví dụ: bạn nhập vào từ khóa “english”:
Bước 2: Công cụ sẽ hiển thị cho bạn, toàn bộ những câu hỏi theo từng dạng:
- “are”: câu hỏi cái gì hoặc câu hỏi yes/no question. Ví dụ: “Is American English and British English the same?”
- “can”: câu hỏi chứa từ can. Ví dụ: “How can speaking English fluently?” hay “Can study English at home?”…
- “how”: câu hỏi về làm như thế nào. Ví dụ: “How do I imrove my English writing”…
- “where”: câu hỏi ở đâu. Ví dụ: “Where to learn English”…
- “why”: câu hỏi tại sao. Ví dụ: “Why English is useful”…
- …
Những câu hỏi này sẽ chứa rất nhiều từ khóa dài xoay quanh keyword mà bạn đã nhập vào. Đây sẽ là một dữ kiện khổng lồ để bạn thực hiện chiến dịch SEO của mình.
Tại đây, bạn cũng có thể lọc kết quả tìm kiếm theo nhu cầu tìm kiếm của mình.
Và cũng có thể tải xuống các bảng từ khóa của Answer the public.
Lưu ý:
Tuy nhiên, công cụ này chỉ sử dụng tốt nhất cho tiếng Anh, hoặc các ngôn ngữ khác mà nền tảng này hỗ trợ. Hiện nay, tiếng Việt vẫn chưa được hỗ trợ tốt nhất cho công cụ này. Bạn chỉ có thể tìm kiếm các kết quả liên quan theo gợi ý bằng tiếng Anh cho keyword tại quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, công cụ này chỉ cho phép sử dụng 3 lần tìm kiếm thử miễn phí/ 1 ngày. Để sử dụng nhiều lần hơn và đa dạng tính năng hơn, bạn cần đăng ký tài khoản Pro.
Các trang cộng đồng Forum
Forum là nơi mà một lượng lớn người dùng quan tâm về một chủ đề nào đó giao lưu và hỏi đáp các vấn đề liên quan mà họ thắc mắc.
Dựa trên những câu hỏi được đặt, các bài viết được đăng tải, bạn có thể lấy đây là cơ sở để hình thành keyword long-tail cho bài viết của mình bằng cách sử dụng các phương cách tìm long-tail keyword được gợi ý khác trong bài.
Gợi ý từ khóa tại phần “People also ask”
“People also ask” là phần gợi ý các câu hỏi tìm kiếm xoay quanh chủ đề mà bạn tìm kiếm. Có thể nói “People also ask” cũng tương tự như “Related Researches”. Tuy nhiên, với mỗi câu hỏi tại phần “People also ask”, Google sẽ đẩy một bài viết giải đáp câu hỏi đó của người dùng.
Dựa trên gợi ý của Google Autocomplete
Google Autocomplete là một cách thức mà Google gợi ý các từ khóa liên quan tới các từ mà người dùng đang nhập vào thanh tìm kiếm, với mục đích giúp người dùng tìm kiếm nhanh hơn.
Dựa vào đây, bạn có thể biết được một số tìm kiếm khác liên quan đến chủ đề mà bạn đang tìm kiếm.
Bằng cách này, Google Autocomplete sẽ không hiển thị toàn bộ kết quả liên quan, mà chỉ gợi ý những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất lên trên.
Cách tìm kiếm này khá tốn thời gian và chưa đem lại hiệu quả cao nhất nếu bạn chỉ tìm kiếm từ khóa đuôi dài bằng cách nhập từ khóa vào Search Engine và đợi nó gợi ý.
Để có được một loạt kết quả gợi ý của Google Autocomplete, bạn có thể sử dụng công cụ Ubersuggest và Keywordtool.io. Các công cụ này sẽ quét dữ liệu Goolge Autocomplete cho bạn.
Cách sử dụng hai công cụ này khá đơn giản và hoạt động theo cách thức tương tự nhau:
Bước 1: Truy cập trang web Ubersuggest hoặc keywordtool.io.
Bước 2: Lựa chọn Quốc gia, công cụ sẽ tự động điều chỉnh ngôn ngữ tìm kiếm cho bạn. Sau đó, nhập vào thanh tìm kiếm keyword mà bạn muốn gợi ý các kết quả liên quan. Và nhấn vào biểu tượng Search.
Bước 3: Keyword tool sẽ hiện ra kết quả các từ khóa gợi ý. Để hiển thị thêm lưu lượng tìm kiếm và các thông số khác tương tự của từ khóa, bạn cần đăng ký tài khoản Pro.
Sử dụng công cụ gợi ý từ khóa Soovle
Soovle là một công cụ thu thập từ khóa gợi ý đồng thời từ các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Wikipedia, Amazon, Yahoo…) tương tự như Keyword Tool.
Bước 1: Truy cập vào trang web Soovle.
Bước 2: Nhập vào từ khóa mà bạn muốn gợi ý, kết quả sẽ được hiển thị theo đúng gợi ý trên các công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, một số gợi ý kết quả tìm kiếm trên Google có thể bị lỗi font chữ hoặc không thể gợi ý có thể do ngôn ngữ tiếng Việt chưa phải là ngôn ngữ sử dụng phổ biến toàn cầu.
Báo cáo của Google Search Console Performance
Đôi lúc, từ khóa tốt nhất là những từ khóa đuôi dài mà bạn không tối ưu nhưng lại được lên ranking tại trang 2 hoặc trang 3 thay vì những từ khóa mà bạn chủ đích lựa chọn làm từ khóa chính để SEO cho bài viết của mình.
Khi này, để đẩy thứ hạng bài viết lên trang nhất, bạn cần đưa vào một số yếu tố SEO cho từ khóa đuôi dài mà bạn đã được lên trang 2 hoặc trang 3 của kết quả tìm kiếm.
Và Google Search Console Performance Report là nơi hiển thị ranking cho toàn bộ bài viết của bạn. Tất nhiên bao gồm những bài viết thuộc trang 2 và trang 3.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console cho trang web của bạn.
Bước 2: Tại đây, chọn Performance
Bước 3: Kéo xuống dưới cho đến khi bạn nhìn thấy mục “Queries”.
Bước 4: Tại đây, để tìm các bài viết thuộc trang 2 và trang 3, bạn lọc kết quả tìm kiếm qua cột Position. Và đặt số lượng hàng hiển thị là 500.
Bước 5: Tiếp tục kéo xuống cho đến khi nhìn thấy thứ hạng bài viết từ vị trí 10 – 15.
Bước 6: Check lưu lượng truy cập của bất kỳ từ khóa nào mà bạn muốn chúng lên Top vào trong tài khoản Google Keyword Planner để tìm ra webpage ranking của từ khóa đó.
Khi này, bạn có thể audit bài viết để nâng thứ hạng bài viết như mình mong muốn.
Sử dụng Google Trends
Google Trend là một công cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng theo dõi tần suất các từ khóa, chủ đề, cụm từ đã được truy vấn trong một khoảng thời gian cụ thể.
Để sử dụng Google Trends xem các từ khóa gợi ý, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập trang web Google Trends và nhập vào khung tìm kiếm từ khóa mà bạn muốn sử dụng.
Bước 2: Khi này, công cụ sẽ hiển thị cho bạn “Mức độ quan tâm theo thời gian” (hay “Interest over time”) dựa trên lưu lượng tìm kiếm.
Bước 3: Kéo xuống ngay dưới, tại phần “Cụm từ tìm kiếm có liên quan” (hay “Related Queries”) bạn sẽ nhìn thấy một loạt các từ khóa gợi ý liên quan.
Quora
Quora là một trang web giải đáp, trao đổi nổi tiếng và đông đảo thành viên trên toàn thế giới.
Để sử dụng Quora, bạn cần có một tài khoản cho nền tảng này.
Khi muốn tìm kiếm những gợi ý xoay quanh một chủ đề nào đó, bạn chỉ cần nhập vào thanh tìm kiếm của Quora một từ khóa.
Khi này, một loạt các bài viết và các câu hỏi xoay quanh chủ đề tìm kiếm được đăng tải trên cộng đồng Quora sẽ được hiển thị.
Việc của bạn bây giờ là chỉ cần copy các từ khóa và tra cứu lưu lượng tìm kiếm cũng như những gợi ý từ khóa liên quan, hoặc chi tiết hơn bằng những cách đã gợi ý bên trên. Cuối cùng, lựa chọn ra cho mình một loạt các từ khóa đuôi dài tiềm năng nhất.
Tech-one – một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO hàng đầu Việt Nam
Tech-one hiện là một trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ seo tổng thể số 1 thị trường ở Việt Nam, phục vụ thị trường Việt Nam và thế giới.
Hoạt động trên thị trường ngày càng cạnh tranh, Tech-One nhận thấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cạnh tranh lâu bền và quan trọng nhất. Đó là lý do Tech-One hướng đến 4 giá trị cốt lõi:
- Sự phát triển – nâng cao chất lượng nhân sự cả về cá nhân và chuyên môn. Vì mỗi nhân sự của Tech-one đều là một nhà sản xuất sản phẩm.
- Tầm nhìn dài hạn – chúng tôi hướng đến đạt được giá trị lâu dài, bền vững bằng việc đầu tư khôn ngoan thời gian và tiền bạc.
- Toàn vẹn kinh doanh – đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng để hình thành nên uy tín của Tech-one trong suốt thời gian hoạt động vừa qua.
- Trách nhiệm – và trách nhiệm là minh chứng rõ nhất cho cả 3 yếu tố trên. Chúng tôi thể hiện trách nhiệm trong công việc với khách hàng để đáp lại chính sự tin tưởng mà khách hàng giao phó cho Tech-one.
Làm việc với nhiều đối tác và khách hàng trong những năm hoạt động vừa qua, chúng tôi đã đạt được những thành tựu nhất định và khách quan bằng con số cụ thể:
- Tăng 25% tỷ lệ chuyển đổi trong vòng 12 tháng
- Tăng 354% lưu lượng truy cập tự nhiên
- Tăng 74% tỷ lệ chốt giao dịch (tính trên tổng doanh thu của 12 tháng)
Để tham khảo rõ hơn về dịch vụ mà chúng tôi cung cấp, mời bạn tham khảo website chính thức của chúng tôi: Tech-One.io
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay muốn tư vấn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể liên hệ với Tech-one tại đây. Hoặc gọi điện trực tiếp qua Hotline +84 981141462 (VN) và 84 896614541 (EN) để được hỗ trợ sớm nhất có thể.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.
Tìm hiểu thêm về SEO qua các bài viết của chúng tôi tại đây.