Schema Markup là gì? Hướng dẫn Khai báo Schema Markup chi tiết từ A đến Z

Schema Markup là gì?

Đối với mỗi chiến dịch SEO, schema markup đóng vai trò quan trọng không thể thiếu và được hầu hết các công cụ tìm kiếm khuyên dùng. Vậy cụ thể Schema markup là gì? Làm thế nào để khai báo schema markup một các chi tiết nhất cho trang web của bạn.

Cùng tham khảo những thông tin hữu ích ngay bài viết này nhé!

Schema Markup là gì?

Schema markup được hiểu là một hình thức tạo ngữ cảnh, được thêm vào trong website HTML của bạn, giúp cho các công cụ tìm kiếm điển hình như Google dễ dàng hiểu được nội dung của trang web đó cũng như giúp bot Google hiểu được loại dữ liệu trong website từ đó đưa ra ngữ cảnh phù hợp cho các kết quả tìm kiếm dựa vào những thông tin quan trọng và cần thiết được đánh dấu bằng Schema markup.

Schema tác động đến SEO như thế nào

Sự tác động của Schema trong SEO
Sự tác động của Schema trong SEO

Đối với Google

Schema Markup sẽ giúp cho Google hiểu được nội dung trên trang web của bạn có ý nghĩa như thế nào? thông qua những từ ngữ được đánh dấu sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các khái niệm, thực thể trong tài liệu và website của bạn.

Đối với xếp hạng của website bạn

Việc sử dụng Schema markup sẽ giúp cho trang web có nhiều traffic hơn, từ đây thứ hạng trang web cũng được cải thiện tốt hơn.

RDFa, Microdata và JSON-LD trong Schema Markup là gì?

RDFa

RDFa được thêm vào thông qua các thuộc tính thẻ HTML. Tuy nhiên, sự khác biệt của RDFa so với Microdata là phức tạp hơn và có thể sử dụng khác ngoài HTML và điều này có nghĩa là việc tích hợp cùng những ứng dụng, máy chủ, nền tảng khác một cách dễ dàng hơn nếu họ sử dụng công nghệ này.

RDFa
RDFa

Microdata (Vi dữ liệu)

Với Microdata, các SEOer có thể chỉ định thông tin dữ liệu có cấu trúc trong chính mã HTML, sử dụng các thuộc tính thẻ HTML, sẽ khiến cho nhiều người dễ hiểu hơn. Mặc dù vậy, việc này rất khó để mở rộng quy mô và tự động hóa khi được yêu cầu cho các trang web lớn hơn.

Micro Data (Vi dữ liệu)
Micro Data (Vi dữ liệu)

JSON-LD

JSON-LD được hiểu là một phương pháp mã hóa và trình bày thông tin dữ liệu có cấu trúc bằng JSON. Google cũng khuyên các SEOer nên sử dụng JSON LD để hiển thị dữ liệu có cấu trúc trên website của mình.

Json-LD
Json-LD

Các loại Schema Markup phổ biến

Dưới đây là các  Schema markup được sử dụng phổ biến nhất, cụ thể:

Breadcrumbs Schema Markup

Schema Markup Breadcrumb đóng vai trò quan trọng khi đại diện cho cấu trúc website giúp người dùng dễ dàng khám phá trang web một cách chi tiết.

Breadcrumbs schema markup
Breadcrumbs schema markup

Tổ chức (Organization Schema)

Organization là một phần rất quan trọng vì nó được tìm thấy trong hầu hết các đoạn khi nó đại diện cho tác giả của nội dung là cùng một người.

Schema đánh giá

Schema được nhiều SEOer dùng nhất có lẽ là đánh giá & sản phẩm. Và hiện tại thì có những sản phẩm chúng ta có thể thêm vào những đoạn mã giúp cho mặt hàng đó phong phú hơn, từ tên sản phẩm và giá cả đến các chi tiết, ngày sản xuất, ngày hết hạn.

Một dạng Schema đánh giá
Một dạng Schema đánh giá

Công thức nấu ăn (Recipe Schema)

Các SEOer có thể chỉ định  những thứ như thành phần và công thức mất bao nhiêu thời gian để thực hiện.

Schema sản phẩm cho web thương mại điện tử

Các Schema đánh dấu số lượng (Offer) và sản phẩm (Product) gồm trạng thái và giá sản phẩm cũng được ứng dụng phổ biến cho các trang web thương mại điện tử. Cần lưu ý  2 thuộc tính bắt buộc cần phải có trong cấu trúc Schema với web thương mại điện tử đó là:

  • Đối với cấu trúc Schema Product thì ít nhất phải có tên “tên sản phẩm”
  • Đối với “giá bán” yêu cầu bắt buộc phải có cấu trúc Schema Offer

>>> Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết về Top 3 công cụ tìm và sửa lỗi cấu trúc website hiệu quả.

Hướng dẫn khai báo và kiểm tra Schema Markup

Khai báo Schema bằng JSON-LD

Trong hầu hết các cách thì JSON-LD là phương pháp cài đặt Schema hiệu quả hàng đầu được nhiều SEOer sử dụng. JSON-LD được thực hiện dựa trên Javascript, sau đó tự thêm Schema vào trang web bằng các đoạn script giúp dễ dàng đọc và debug lỗi

Một đoạn mã JSON-LD có cấu trúc như sau:

<script type=”application/ld+json”>

{

code goes here

}

</script>

Hướng dẫn thêm Schema Markup bằng JSON-LD

Bước 1: Khai báo định dạng

Chú thích JSON-LD có được cung cấp bên trong một khối script (<script></script>). Các SEOer nhập dòng sau:

<script type=”application/ld+json”>

Bước 2: Thêm Object Structure

Nên đặt mã JSON-LD của bạn bên trong dấu ngoặc nhọn để công cụ tìm kiếm dễ dàng phân tích dữ liệu:

<script type=”application/ld+json”>

{

code goes here

}

</script>

Bước 3: Sử dụng context để xác định kho dữ liệu đang được liên kết đến

Thêm một dấu phẩy ở cuối mỗi dòng mã khi dùng Schema.org

“@context”: “http://schema.org”,

Bước 4: Xác định loại nội dung cần đánh dấu

Thuộc tính này tương đương với thuộc tính itemtype trên Microdata, hay thuộc tính typeof trên RDFa.

Chúng ta sẽ sử dụng một Website đơn giản nói về nhà hàng làm ví dụ. Như vậy loại nội dung của chúng ta sẽ là “Restaurant”:

“@type”: “Restaurant”,

Ưu điểm của JSON-LD là nó cho phép bạn xác định các thành phần. Và không nhất thiên cần phải xuất hiện trên trang.

“name”: “My Restaurant”,

“description”: “The best dishes all over the world!”,

Bây giờ chúng ta cần xác định địa chỉ cho nhà hàng, như sau:

“address”: {

“@type”: “PostalAddress”,

“addressLocality”: “Ho Chi Minh City, VN”,

“streetAddress”: “123 abc”

},

Tiếp theo, chúng ta sẽ đưa vào giờ mở cửa.

“openingHours”: [

“Mo-Sa 09:00-22:30”,

“Su 09:00-23:00”

],

Cuối cùng, chúng ta sẽ thêm số điện thoại và URL menu. Cả hai đều khá đơn giản trừ việc số điện thoại cần được viết dưới dạng chuỗi các số liên tục và có mã khu vực như sau:

“telephone”: “+84123456789”,

“menu”: “http://www.myrestaurant.com/menu”

Schema Markup trên JSON-LD hoàn chỉnh

Mã đánh dấu hoàn chỉnh sẽ có dạng như sau:

<script type=”application/ld+json”>

{

“@context”: “http://schema.org”,

“@type”: “Restaurant”,

“name”: “My Restaurant”,

“description”: “The best dishes all over the world!”,

“address”: {

“@type”: “PostalAddress”,

“addressLocality”: “Ho Chi Minh City, VN”,

“streetAddress”: “123 abc”

},

“openingHours”: [

“Mo-Sa 09:00-22:30”,

“Su 09:00-23:00”

],

“telephone”: “+84123456789”,

“menu”: “http://www.myrestaurant.com/menu”

}

</script>

Sử dụng RDFa để khai báo Schema

Bước 1: Khai báo Schema Markup

Các SEOer cần xác định rằng dữ liệu đang dùng là Schema.org. Và Website này nói về một nhà hàng. Các ví dụ ở dưới cùng sẽ chỉ cho bạn biết cách thực hiện. Chỉ cần click vào thẻ RDFa để xem các ví dụ về định dạng RDFa.

Các SEOer dùng thẻ vocab cùng URL http://schema.org/ để xác định dữ liệu cho đánh dấu của mình. Loại trang được xác định bởi thẻ typeof; Các loại trang được chỉ thể hiện bằng một hay hai dữ liệu thay vì các URL.

<div vocab=”http://schema.org/” typeof=”Restaurant”>

Bước 2: Xác định thuộc tính

Để xác định các thành phần này dưới dạng các thuộc tính, sử dụng thuộc tính property.

<h1 property=”name”>My Restaurant</h1>

Thuộc tính typeof cũng có thể được dùng khi bạn cần xác định thêm một thuộc tính khác. Ví dụ, bạn có thể xác định thêm thuộc tính address bằng loại thông tin PostalAddress, như sau:

<div property=”address” typeof=”PostalAddress”>

Typeof gần như tương đương với itemtype trong Microdata. Còn property tương đương với thuộc tính itemprop. Đối với trang chủ nhà hàng của chúng ta, chúng ta sẽ đánh dấu phần còn lại của trang như sau:

<h2 property=”description”>The best dishes all over the world!</h2>

<p>Address:</p>

<div property=”address” typeof=”PostalAddress”>

<p property=”streetAddress”>123 abc</p>

<p property=”addressLocality”>Ho Chi Minh City, VN</p>

</div>

<p>Tel: <span property=”telephone”>0123 456 789</span></p>

<p><a property=”menu” href=”http://www.myrestaurant.com/menu”>Click here to see our dishes!</a></p>

<p>We’re open:</p>

<p property=”openingHours”>Mo-Sa 09:00-22:30</p>

<p property=”openingHours”>Su 09:00-23:00</p>

</div>

Cách khai báo Schema bằng Microdata

Bước 1: Khai báo Schema Markup

Đầu tiên, bạn cần xác định phần nào của trang Web nói về nhà hàng đó. Đó là tất cả những thứ nằm giữa hai thẻ <div>. Vì vậy, ta thêm “itemscope” vào thẻ <div>:

<div itemscope>

Khi thêm thẻ itemscope =>xác định mã HTML có trong khối <div>…</div> nói đến một nội dung cụ thể. Tiếp theo chúng ta cần sử dụng thuộc tính itemtype để xác định loại nội dung của nhà hàng.

<div itemscope itemtype=”http://schema.org/restaurant”>

Bước 2: Khai báo thuộc tính

Đánh dấu phần nào của trang Web sẽ có tên nhà hàng. Phần nằm giữa thẻ <h1> của chúng ta. Thẻ này được gọi là một thẻ itemprop, như bạn có thể đoán, để dán nhãn các đặc tính của một nội dung.

<h1 itemprop=”name”>My Restaurant</h1>

Chúng ta có thể tiếp tục và đánh dấu phần còn lại của trang theo cách này.

<h2 itemprop=”description”>The best dishes all over the world!</h2>

<p>Address:</p>

<span itemprop=”address” itemscope itemtype=”http://schema.org/PostalAddress”>

<p itemprop=”streetAddress”>123 abc</p>

<p itemprop=”addressLocality”>Ho Chi Minh City, VN</p></span>

<p>Tel: <span itemprop=”telephone”>0123 456 789</span></p>

<p><a itemprop=”menu” href=”http://www.myrestaurant.com/menu”>Click here to view see our dishes!</a></p>

<p>We’re open:</p>

<p itemprop=”openingHours”>Mo-Sa 09:00 – 22:30</p>

<p itemprop=”openingHours”>Su: 09:00 – 23:00</p>

</div>

Hướng dẫn kiểm tra Schema Markup

Đây là giao diện của công cụ dữ liệu có cấu trúc của Google
Đây là giao diện của công cụ dữ liệu có cấu trúc của Google

Để kiểm tra trang web của mình đã được đánh dấu schema hay chưa, các SEOer tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang công cụ của Google => nhập địa chỉ (link) bài viết hoặc domain mà bạn muốn từ mục “TÌM NẠP URL” và click vào “CHẠY THỬ NGHIỆM “.

Bước 2: Sau khi quá trình nạp av2 phân tích Schema hoàn tất, hệ thống sẽ trả về kết quả lược đồ Schema trong  URL của bạn. Các dữ liệu càng nhiều và đầy đủ thì chứng tỏ trang web của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm dễ hiểu được nội dung của web bạn.

Lưu ý, nếu phát hiện lỗi và cảnh báo thì hãy click vào từng mục để xử lý

Hệ thống sẽ trả về những kết quả về từng loại schema có trong đường link
Hệ thống sẽ trả về những kết quả về từng loại schema có trong đường link

Kết luận

Tóm lại, Schema markup giúp hỗ trợ tối ưu SEO onpage một cách hiệu quả, từ đó ứng dụng nó trong việc phát triển, tăng sức mạnh thứ hạng website hiệu quả, phục vụ tốt cho công việc.

Hi vọng qua bài viết này có thể giúp cho các SEOer hiểu được Schema markup là gì cũng như hướng dẫn cách khai báo schema markup một cách chi tiết nhất.

Trước khi bắt đầu một dự án mới thì việc của các SEOer là tiến hành audit lại website. Có thể nói đây là một trong những bước hết sức quan trọng. Cùng tìm hiểu SEO Audit là gì? Cách SEO Audit cho Website lên TOP nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO qua các bài viết trên blog của Tech-One!

Cảm ơn các bạn!

>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách tạo sitemap cho website và Mẹo tối ưu SEO hiệu quả.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content Là Gì

      Cornerstone content là gì? Cornerstone content, hay nội dung nền tảng, có thể được coi là những bài viết hoặc […]

      Đọc thêm
      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Thương mại điện tử đang phát triển, cung cấp cho các công ty một nền tảng để thâm nhập thị […]

      Đọc thêm
      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh TMĐT tiết kiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ lựa chọn thị trường ngách, thiết lập trang web miễn phí cho đến dropshipping và SEO.

      Đọc thêm