SEO Subdomain là gì? Ưu và nhược điểm khi SEO Subdomain với Subfolder

Ưu và nhược điểm khi SEO subdomain và subfolder

Domain và Subdomain chính là hai khái niệm cơ bản đối với các bạn làm web hoặc đang làm việc liên quan đến host. Thế nhưng, để SEO Subdomain thì không phải ai cũng biết và thực hiện sao cho đúng.

Cùng Tech-One quay về tìm hiểu bản chất của subdomain là gì để biết rõ cách thức hoạt động của chúng. Cách làm SEO Subdomain cũng như xem xét ưu và nhược điểm của SEO Subdomain so với Subfolder?

Subdomain là gì? SEO subdomain là gì?

Subdomain là gì
Subdomain là gì?

Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ được hiểu là phần mở rộng được tách ra từ domain chính với nhiệm vụ tổ chức, xây dựng nội dung phục vụ chức năng chuyển đổi trên cùng một domain gốc.

Blog: blog.tech-one.io là một Subdomain.

Khi đăng một domain, bạn không bị giới hạn khi tạo các subdomain trên domain gốc đó. Vậy nên nếu không có nhiều kinh phí thì việc sử dụng các subdomain là rất phù hợp và tiết kiệm.

Seo subdomain ảnh hưởng như thế nào tới website

Subdomain có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO khi giúp bạn cải thiện được thứ hạng tìm kiếm ở google và bộ máy tìm kiếm sẽ công nhận cho subdomain mà không ảnh hưởng gì đến domain chính của bạn.

Bên cạnh đó, subdomain sẽ tạo ra nhiều từ khóa trên trang web của bạn tránh được trường hợp nhồi nhét từ khóa ở domain gốc và cải thiện thứ hạng những từ khóa tìm kiếm trên trang web.

Tại sao lại sử dụng subdomain làm SEO?

Dù được xem là một thành phần của domain chính như Subdomain vẫn là một thực thể độc lập và rất hiệu quả khi SEO, cụ thể:

Lợi ích về mặt kỹ thuật ở Subdomain

Việc dùng Subdomain đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ quản trị nhiều trang web cùng lúc một cách dễ dàng thuận lợi.

Nên sử dụng subdomain
Nên sử dụng subdomain khi nào?

Bên cạnh đó, do tính bảo mật của các trang web có yêu cầu khác nhau nên việc tách các trang ra cũng giúp công tác bảo mật tối ưu và hiệu quả hơn.

Lợi ích về mặt thương hiệu khi sử dụng subdomain

Việc sử dụng Subdomain để tạo trang web mới ra mắt 1 sản phẩm/dịch vụ nào đó thì sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và hiệu quả.

Tiết kiệm chi phí khi SEO subdomain

Khi dùng subdomain bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi không tốn thêm bất kỳ thứ gì. Chỉ với domain gốc, bạn có thể tạo ra hàng loạt subdomain không giới hạn. Hơn thế, bạn có thể tận dụng giao diện thiết kế trên tên miền gốc mà không phải tốn chi phí thiết kế giao diện trang web.

Mục đích chính khi sử dụng Subdomain là gì?

Bên cạnh việc hỗ trợ tốt cho SEO thì subdomain còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:

Mục đích của subdomain

Tạo website dành cho tệp khách hàng nhất định

Nếu bạn muốn nhắm đến một tệp khách hàng nhất định thì nội dung cũng như hình ảnh và thông điệp trên trang phải đồng nhất với nhau. Lúc này, subdomain sẽ đóng vai trò tốt nhất nhằm hỗ trợ tạo ra một trang riêng biệt phục vụ đúng tệp khách hàng mà bạn mong muốn.

Tách trang blog hoặc trang ecommerce

Việc tách trang blog/ecommerce khi quy mô blog (có thể tăng lên ), thiết kế blog khác nhau. CMS khác nhau hoặc blog được sử dụng với mục đích khác tên miền chính.

Tối ưu cho người dùng mobile

Sử dụng subdomain sẽ mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng trên thiết bị điện thoại. Bạn có thể linh hoạt trong việc tối ưu cho từng kích thước màn hình thay vì phải chỉnh sửa nội dung hoặc canh lề cho phù hợp với kích thước.

Hỗ trợ quản lý website chính

Hướng dẫn tạo subdomain đơn giản dễ hiểu

Sau khi đã có tên miền gốc, để tạo ra subdomain, các bạn tiến hành như sau:

Suy nghĩ tên Subdomain là gì?

Cần suy nghĩ ra tên subdomain ngắn gọn, súc tích và thể hiện được nội dung về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết nhất. Thường tên subdomain có thể chọn theo các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9 và dấu gạch nối.

Kích hoạt, điều hướng Subdomain về một website mới

Sau khi đã có tên Subdomain thì bước tiếp theo là kích hoạt và điều hướng subdomain về một trang web mới. Đây là một trong những bước khó vì để thực hiện cả quá trình bạn không chỉ cần kích hoạt Subdomain mà còn phải xác định vị trí của trang trên trang web của mình. Vị trí ở đây có thể là:

  • Một phần trong trang web sẵn có của bạn
  • Trang web hoặc URL trung gian thứ ba
  • Một trang web hoàn toàn mới của bạn

Lưu ý rằng, những bước trong cách tạo subdomain này chính xác thế nào còn tùy thuộc vào nhà quản lý tên miền hoặc/và web host.

>>>Đọc thêm: URL là gì? Cách tạo Cấu trúc URL chuẩn SEO mới nhất.

Quản lý Subdomain

Để quản lý Subdomain bạn truy cập vào trình quản lý thông qua Control Panel của tài khoản hosting => Chọn Subdomain từ Control Panel => Nhập Subdomain => Tạo

Sau khi tạo subdomain => truy cập vào Liệt kê những Subdomain hiện hành để xem list các domain đã tạo.

Cách phân biệt subdomain và subfolder

Cách phân biệt subdomain và subfolder
Phân biệt Subdomain với Subfolder

Sự khác biệt cũng như tính hiệu quả của subdomain và subfolder chính là điều  gây khá nhiều tranh cãi cho các SEOer. Vậy subdomain và subfolder có gì khác biệt?

Subdomain phân chia website của bạn và giúp nó dễ dàng thiết lập nội dung khác với tên miền gốc tránh ảnh hưởng đến trang web chính. Trong khi đó subfolder lại là một đường dẫn ở ngay trong trang web của bạn và là một cấp ở trong hệ thống phân cấp của miền

Tuy nhiên để nói về mặt kỹ thuật, một website có thể sử dụng cả Subdomain với cấu trúc Subfolder bởi một subdomain thường sẽ có ít nhất một vài Subfolder bên trong để giúp sắp xếp nội dung.

Vậy nên, bạn cần phải hiểu được cấu trúc chính của website như thế nào thì mới phân biệt được subdomain và subfolder khác nhau như thế nào cũng như đâu là thành phần tốt cho quá trình SEO.

Kết luận

Chính vì vậy, việc sử dụng subdomain là rất cần thiết mà những ai làm web cần tận dụng vì không chỉ tối ưu cho SEO mà còn giúp tiết kiệm chi phí khá cao.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thể nắm được khái niệm SEO Subdomain là gì cũng như cách tạo subdomain hiệu quả và chi tiết nhất.

Ngoài ra, Domain Authority (DA) cũng không kém phần quan trọng đối với website bởi nó là điểm xếp hạng trang web nhằm dự đoán khả năng xếp hạng của một website trên bảng xếp hạng Google. Mời bạn tham khảo thêm bài viết hướng dẫn cách tăng chỉ số DA mới nhất.

Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO qua các bài viết trên blog của Tech-One!

Cảm ơn các bạn!

Đọc thêm: SEO Content là gì? Các loại Content Marketing phổ biến nhất hiện nay.

Câu hỏi thường gặp

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Xếp Hạng Khác Nhau Như Thế Nào Khi So Sánh PPC Và SEO

      Thứ Hạng Từ Khoá PPC Và SEO Khác Nhau Như Thế Nào?

      Khám phá sự khác biệt chính giữa PPC (Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) và SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

      Đọc thêm
      SEO và SEM phối hợp với nhau như thế nào để chinh phục trang tìm kiếm?

      Sự khác nhau giữa SEO và SEM và cách chúng phối hợp với nhau để chinh phục trang tìm kiếm?

      SEO và SEM phối hợp với nhau như thế nào? Khám phá câu trả lời về các chiến lược mạnh mẽ để thống trị lưu lượng tìm kiếm có trả phí và organic cho website của bạn!

      Đọc thêm
      Các Bước Cần Thiết Lập Ngân Sách Cho SEO Thành Công

      6 Bước Cần Thiết Lập Ngân Sách Chi Phí Dịch Vụ SEO Thành Công

      Tối đa hóa hiệu quả của cách lập ngân sách cho SEO bằng các mẹo và chiến lược hữu ích từ bài viết dưới đây. Bấm vào và đọc thêm!

      Đọc thêm