Thuật ngữ API đã quá quen thuộc với dân công nghệ. Tuy nhiên, để hiểu rõ về API marketing là gì thì rất ít người có thể nắm được. API marketing thực chất là gì? Đây cũng là một lĩnh vực còn khá mới đối với người làm marketing. Thông tin về nó chưa có nhiều để có thể tiến hành nghiên cứu sâu. Cùng Tech-One tìm hiểu chìa khóa thành công của doanh nghiệp điện tử trong bài viết này nhé!
API là gì? API Marketing là gì?
API là từ viết tắt của từ tiếng anh Application Programming Interface – các phương thức kết nối trung gian giữa các ứng dụng và thư viện khác nhau. API giúp người dùng có quyền truy cập tới tập các hàm mà bạn hay dùng. Nhờ vậy mà dữ liệu có thể trao đổi từ ứng dụng này qua ứng dụng khác.
API là gì? API Marketing là gì?
API khả dụng cho web-based system, operating system, database system, computer hardware hay software library. Một số ví dụ về việc sử dụng API mà bạn không ngờ tới như sử dụng Facebook, gửi một tin nhắn hoặc bạn kiểm tra thời tiết,… Hầu hết hiện tại các công ty lớn họ đều đã và đang áp dụng API ứng dụng của họ hoặc để dùng trong nội bộ.
API Marketing là tập hợp các điểm cuối API Đồ Thị bạn có thể tận dụng để chạy quảng cáo trên Facebook và Instagram. Với các chức năng như quản lý quảng cáo tự động,, phân phối nội dung để tối ưu hóa việc tiếp cận tới nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là một hướng đi mới mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, marketing trên Facebook giúp cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực hay quy mô đều có thể xây dựng các sự liên kết bền chặt nhờ bộ thông tin chi tiết thông minh và xác định đúng được tệp khách hàng cần hướng đến nhờ hệ thống tự động hóa, hay là tối ưu hóa lợi nhuận nhờ vào quá trình cải thiện quy trình làm việc để nâng cao hiệu suất.
Các thuật ngữ liên quan đến API marketing
Các thuật ngữ liên quan đến API marketing
Một số thuật ngữ bạn cần nắm được khi tìm hiểu về API như sau:
- Ủy quyền: Trước các điểm truy cập cuối của API đồ thị trong các ứng dụng, hệ thống, phần mềm đều có các ủy quyền. Vậy nên để truy cập được bắt buộc bạn phải xóa bỏ đi các ủy quyền của quá trình này.
- Cấu trúc chiến dịch quảng cáo: Các quảng cáo trực tuyến liên quan trực tiếp trong API Marketing. Chính vì thế người làm marketing hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp các thứ tự quảng cáo và quyền truy cập.
- Xác thực: Là thuật ngữ về các vấn đề liên quan tới cách thức nhận và lưu trữ các mã nguồn truy cập cần dùng.
- Lập phiên bản: Xu hướng hiện tại của các API đặc biệt là dưới dạng dịch vụ là phát triển dưới mô hình các phiên bản mở rộng về sau.
- Xét duyệt ứng dụng: Bạn cần phải qua các bước xét duyệt để có thể sử dụng API của các hệ thống, trừ trường hợp chuyển đổi giữa office và API của máy chủ.
- Giới hạn tốc độ: Tốc độ của API Marketing của các hệ thống sẽ luôn luôn được thiết lập cố định.
- Quyền: Là các yêu cầu của các hệ thống API Marketing đối với người dùng liên quan các quyền sử dụng và triển khai.
- Mã lỗi: Một số mã lỗi trong quá trình sử dụng sẽ được thông báo đến người dùng.
- Xử lý hậu kỳ: Giai đoạn xử lý hậu kỳ khi hệ thống API nhận được các yêu cầu.
Ưu và nhược điểm của API Marketing
Ưu và nhược điểm của API Marketing
API Marketing sở hữu những ưu và nhược điểm cần chú ý như sau:
Ưu điểm của API
- Tương thích với hầu hết mọi loại ứng dụng từ desktop, mobile hoặc website.
- Đa dạng loại hình định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về khách hàng
- Mã nguồn mở để tiết kiệm thời gian xây dựng HTTP services.
- Độ tin cậy cao, có khả năng tương tác 2 chiều và được đảm bảo trong các giao dịch.
- Hỗ trợ RESTful API toàn diện. Ngoài ra còn cung cấp các thành phần MVC như Routing, Unit Test, Controller, Model Binder,…
Nhược điểm của API
Ngoài các ưu điểm nêu trên WebAPI vẫn còn 1 số điểm yếu cần phải khắc phục:
- API chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST chứ chưa phải hoàn toàn là RESTful service.
- Muốn khai thác tối đa và hoàn toàn các tính năng ảu API thì đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức chuyên môn kèm theo là kinh nghiệm backend.
- Để phát triển cần một thời gian dài và nguồn kinh phí lớn. Chưa kể các chi phí khác như nâng cấp và vận hành.
API trợ giúp hoạt động tiếp thị như thế nào?
Trong thời kì xã hội, thị trường đang ngày ngày phát triển không ngừng, việc ứng dụng công nghệ vào phục vụ kinh doanh là điều kiện tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Mỗi API sẽ có từng tính năng khác nhau, với các phương thức triển khai và lợi ích đem lại cho người dùng khác nhau. Với những người biết tận dụng đúng cách API thì lợi ích mà API mang lại là cực kỳ lớn. Một số vị trí thường được áp dụng API đó là:
API trợ giúp hoạt động tiếp thị như thế nào?
- API web: API Web là hệ thống giao diện lập trình ứng dụng được sử dụng cho website. Để phục vụ cho việc kết nối, cập nhật dữ liệu và sử dụng các dữ liệu cần thiết thì các website hiện nay đều sử dụng API.
- API trên hệ điều hành: Với mỗi hệ điều hành nổi tiếng như Window hay Linux hiện nay họ đều cung cấp một lượng lớn API khác nhau. Hệ điều hành cung cấp các API đặc tả về các hàm hoặc các giao thức kết nối cho người dùng. Đây là chìa khóa thuận lợi để sáng tạo ra các phần mềm thích hợp sử dụng trên các hệ điều hành này.
- API của thư viện phần mềm hoặc framework: Trường hợp này, API sẽ thực hiện nhiệm vụ diễn giải và quy định về các hành động theo yêu cầu, mong muốn mà thư viện đề ra đối với người dùng khi cung cấp. Sẽ có nhiều cách diễn giải khác nhau đối với mỗi một API của framework hoặc thư viện phần mềm khác nhau. Nhờ đặc điểm này, dù viết bằng những ngôn ngữ khác nhau thì API vẫn cho phép chương trình liên kết vẫn có thể sử dụng, kết nối với hệ thống của framework hoặc phần mềm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về API Marketing mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng từ bài viết này, các bạn sẽ hiểu API Marketing là gì và ứng dụng hiệu quả trong chiến lược của doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm các thông tin về marketing, đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích trong blog của Tech-One nhé!