Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, việc cập nhật xu hướng mới là nhiệm vụ không thể thiếu. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần kết nối với thị trường bằng một chiến lược marketing hiệu quả. Vậy thì chiến lược marketing là gì? Xây dựng chiến lược hiệu quả như thế nào? Cùng Tech-One tìm hiểu chiến lược marketing trong bài viết này nhé!
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một kế hoạch được vạch ra nhằm để doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn, với mong muốn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phát triển về thương hiệu. Đích đến cuối cùng mà chiến lược marketing hướng đến vẫn là biến khách hàng tiềm năng trở thành người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing bao gồm tạo nền móng về hướng phát triển và mục tiêu tổng thể cho toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chiến lược marketing
Nếu doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing cho một sản phẩm mới thì sẽ mang lại 1 số hiệu quả:
- Tăng trưởng về doanh số bán hàng: Giúp tạo hiệu ứng tích cực cho việc bán hàng và phân phối hàng hóa/dịch vụ.
- Phát triển doanh nghiệp: Chiến lược marketing ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hành công ty, giúp duy trì cơ cấu và định hướng tương lai cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Chiến lược marketing còn là một hình thức phân tích các hành vi mua sắm của khách hàng, sở thích và thói quen hoạt động của khách hàng để từ đó phát triển thị trường.
- Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp thể hiện qua thương hiệu, một chiến lược marketing sẽ giúp thương hiệu có độ phủ sóng lớn hơn, chiếm được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng hơn và được khách hàng coi trọng.
- Giải quyết nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu và thực hiện chiến lược để đáp ứng được hết những mong muốn của khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ/ thương hiệu.
- Củng cố thị trường mục tiêu: Củng cố thị trường giúp những giá trị mà doanh nghiệp đang có được bảo đảm với các khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến trong tương lai.
Lợi ích từ việc xây dựng chiến lược marketing
Lợi ích từ việc xây dựng chiến lượng marketing mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến một số giá trị sau đây:
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Triển khai chiến lược marketing giúp nắm bắt được một số thông tin từ khách hàng như: nhân khẩu học, mong muốn, hành vi tiêu dùng,… Từ đó đưa ra phương án tiếp cận từng nhóm khách hàng riêng biệt sao cho hiệu quả và tăng năng suất bán hàng.
- Gia tăng hiệu quả truyền thông: Thông qua việc triển khai các chiến lược marketing, doanh nghiệp sẽ tìm ra được một số kênh tiếp thị phù hợp và hoạt động hiệu quả. Từ đó có thể tìm ra hướng tiếp cận đi thích hợp đối với các khách hàng tiềm năng.
- Tiết kiệm chi phí marketing: giúp cho doanh nghiệp tìm ra kênh tiếp thị phù hợp, từ đó tiết kiệm được ngân sách triển khai và tăng trưởng về mặt doanh thu. Ngoài ra là, việc tập trung nguồn tiền vào chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn về mặt thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty: Khi đã xây dựng được cho mình một chiến lược marketing và một kế hoạch dài hạn tốt thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra một chiến lược marketing đi đúng hướng thì mới có thể lan tỏa tới nhiều khách hàng, làm cho khách hàng biết tới doanh nghiệp.
5 Bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả 2022
Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, chúng ta nên áp dụng 5 bước dưới đây.
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Bước đầu trong việc xây dựng chiến lược marketing là bạn cần phải biết được đối tượng mà bạn đang hướng tới là ai. Lợi nhuận sẽ được thu về từ khoản đầu tư này nếu chiến dịch marketing đó bạn lấy khách hàng làm tập trung.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Không có doanh nghiệp nào không có các đối thủ cạnh tranh. Mỗi đối thủ lại có một nguy cơ tiềm ẩn khác nhau. Nhiệm vụ của các bạn cần phải tìm ra những điểm nổi bật, tốt hoặc chưa tốt của đối thủ để học hỏi và khắc phục. Từ đó, rút kinh nghiệm cho chiến lược của doanh nghiệp mình và định hướng chiến lược marketing.
Lựa chọn các kênh marketing
Có rất nhiều phương thức truyền đạt thông điệp marketing của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng. Để không lãng phí tài nguyên, chi phí, doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn kênh đảm bảo hoạt động tốt nhất, phù hợp nhất với sản phẩm/ dịch vụ.
Chia nhỏ phễu bán hàng
Đây là phương pháp tốt nhất để giúp doanh nghiệp có được chiến lược marketing hiệu quả. Mỗi phễu bán hàng đều sẽ theo dạng mô hình AIDA. Bởi vậy mà việc chia nhỏ kênh sẽ giúp tập trung chiến lược và vạch ra hành trình mua của khách hàng một cách cụ thể.
Ngoài ra phương thức này còn giúp doanh nghiệp tìm ra được điểm yếu của mỗi phễu bán hàng và đưa ra những giải pháp cụ thể.
Thiết lập mục tiêu marketing SMART
Để đảm bảo mục tiêu marketing và kinh doanh có sự phù hợp với nhau, doanh nghiệp nên thiết lập mục tiêu marketing SMART. Mục tiêu marketing của doanh nghiệp cần rõ ràng, cụ thể, đo lường chính xác và có khả năng đạt được, có liên quan và thực hiện theo khung thời gian đã đề ra.
Các chiến lược marketing của những thương hiệu lớn
Tech-One tổng hợp một số chiến lược marketing mẫu từ những thương hiệu lớn, giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn.
Chiến lược marketing của Starbucks
Starbucks ứng dụng rất tốt các nền tảng mạng xã hội trong chiến lược marketing sản phẩm của mình. Starbucks đã phân tích và khai thác đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Chứng minh cho sự thành công trong chiến lược marketing của Starbucks là họ sở hữu những tài khoản Facebook, Twitter và Instagram rất nổi tiếng, lượng người theo dõi rất cao.
Một số lý do tác động, làm nền sự thành công trong chiến lược của Starbucks đó là:
- Trên nhiều nền tảng Social media khác nhau, họ đều chia sẻ, kết nối đồng nhất một chủ đề.
- Chia sẻ về các chiến dịch khác trên nền tảng mạng xã hội.
- Tương tác trực tiếp với các khách hàng.
- Các sản phẩm giảm giá luôn được chú trọng quảng cáo.
- Các sự kiện của Starbucks thường mời nghệ sĩ nổi tiếng.
- Tinh tế từ việc sử dụng hình ảnh, video,..
Starbucks tận dụng thành công các nền tảng mạng xã hội nhờ vào việc nhận thức được tầm quan trọng của chúng. Việc này giúp họ tạo liên kết quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Đồng thời thường xuyên tạo những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Coca-Cola – Thương hiệu nhất quán
Chiến lược marketing của Coca – Cola luôn nổi bật với logo màu đỏ và trắng, rất dễ nhận diện, được khách hàng ở mọi nơi trên thế giới công nhận. Tập đoàn này đã giữ nguyên bản sắc thương hiệu và sản phẩm với thời gian hơn 130 năm. Trong suốt quá trình vận hành phát triển, logo của họ không có quá nhiều sự khác biệt, các chiến dịch quảng bá luôn sử dụng chỉ một slogan có cùng một thông điệp.
Cho đến nay, Coca-Cola đã phát triển và tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm phổ biến, nổi tiếng nhất vẫn là Coke. Việc này chứng minh rằng, chiến lược thương hiệu nhất quán giúp Coca-Cola đi được một chặng đường dài thành công.
Chiến lược marketing của Milo
Nestle xây dựng hình ảnh thương hiệu Milo thân thiện với môi trường bằng việc tái chế và tối ưu hóa các loại bao bì. Chiến lược marketing của milo còn tập trung đổi mới, liên tục cải thiện hình ảnh bao bì của sản phẩm. Milo sử dụng hình ảnh những vận động viên nổi tiếng in trên bao bì, điều này đã tạo ấn tượng mạnh và thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng.
Các hoạt động xúc tiến bán hàng được phát triển mạnh mẽ trên truyền hình, báo, đài, banner,… Một số hình thức quảng bá khác được Milo áp dụng như: hội chợ, tài trợ chương trình, tặng quà miễn phí,…
Biti’s Hunter – áp dụng mô hình AIDA
Năm 2017, thương hiệu Biti’s Hunter có một cú lộn ngược dòng nhờ chiến dịch truyền thông và những video vô cùng nổi tiếng. Để đạt được kết quả này, thương hiệu đã áp dụng mô hình AIDA trong truyền thông trong chiến lược marketing của mình.
- Awareness – Gây chú ý: Thương hiệu sử dụng viral video và influencer marketing để đẩy mạnh truyền thông. Hai MV ca nhạc lớn nhất, được khán giả yêu thích và đón nhận là “Lạc Trôi – Sơn Tùng MTP” và “Đi để trở về – Soobin Hoàng Sơn” đều có sự góp mặt của Biti’s Hunter.
- Interest – Gây thích thú đối với sản phẩm bằng cách sử dụng KOL.
- Desire – Kích thích nhu cầu của khách hàng tiềm năng thông qua các bài PR, quảng cáo với thông điệp “Người Việt dùng hàng Việt”.
- Action – Kêu gọi hành động bằng cách giảm giá, kết hợp với các trang thương mại điện tử, tung ra những mã giảm giá trong nhiều khung giờ khác nhau.
Chiến lược marketing của Chanel
Chiến lược marketing của Chanel không xuất hiện mã giảm giá, chỉ bán hàng tại store và website, không bán trên mạng xã hội. Đặc biệt thương hiệu này không quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Chanel xây dựng thương hiệu thời trang với các dòng sản phẩm thời thượng nhất thế giới theo hướng đẳng cấp, uy tín, sang trọng. Họ có chiến lược giá và chiến lược sản phẩm hoàn toàn khác với các thương hiệu còn lại. Đó chính là chiến lược mang lại thành công cho Channel tới tận ngày nay.
Để tìm hiểu thêm về các chiến lược marketing cơ bản, chiến lược marketing của vinamilk cũng là một nơi đáng học hỏi.
Để duy trì hiệu quả cho một chiến lược marketing bạn cần làm những gì?
Để duy trì hiệu quả cho một chiến lượng marketing, chúng ta cần có một nguồn ngân sách đủ lớn, dài hạn và ổn định. Những yếu tố về con người, nhân sự xây dựng chiến lược cần có đủ kiến thức, chuyên môn và đam mê. Đặc biệt đây là những người sáng tạo, nhạy bén giải quyết mọi tình huống xảy ra.
Thống kê, đánh giá, đo lường kết quả sau mỗi chiến lược marketing đã hoàn thành. Từ những kết quả đó, đưa ra những điều chỉnh, hướng đi phù hợp. Như vậy chiến lược marketing mới có kết quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chiến lược marketing mà Tech-One gửi tới các bạn. Hy vọng các bạn đã nắm rõ được chiến lược marketing là gì và cách xây dựng chiến lược hiệu quả như thế nào. Nếu bạn đang tìm hiểu về Marketing, truy cập vào Blog của Tech-One để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!