Heading là gì? Cách đặt heading hiệu quả chuẩn SEO cho bài viết

Cách-đặt-heading-hiệu-quả-chuẩn-SEO

Tối ưu thẻ heading trên từng trang là một trong những yếu tố để SEO Onpage thành công. Đây là thuật ngữ mà những người làm marketing cần hiểu rõ để triển khai hiệu quả các bài viết trên website. Vậy heading là gì? Làm thế nào để tối ưu thẻ Heading? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Sau khi đọc bài viết hãy kiểm tra xem website của bạn đã tối ưu chưa nhé!

Heading là gì?

Heading là các thẻ (tag) bắt buộc phải có trong quá trình tối ưu website để nhấn mạnh nội dung chính của chủ đề bài biết đang được đề cập đến.

Thẻ Heading trong SEO được chia thành: H1, H2, H3, H4, H5, H6 với thứ tự ưu tiên giảm dần. Để dễ hình dung hơn thì có thể hiểu Heading tựa như các đề mục trong một cuốn sách. Tiêu đề chính của cuốn sách là H1, tên các chương là H2 và các mục nhỏ hơn theo thứ tự sẽ là H3, H4, H5,…

Heading-là-gì?
Heading là gì?

Vai trò của thẻ Heading trong SEO

Thẻ Heading là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung cho một trang Web. Một số vai trò quan trọng có thể kể đến như là:

  • Thẻ Heading xây dựng một khung sườn cho nội dung của một trang web. Chỉ cần nhìn thấy khung sườn này, người làm SEO sẽ hình dung ra được nội dung trên website đang đề cập là gì.
  • Việc đặt thẻ Heading (thường theo dạng CSS) sẽ giúp người dùng dễ tiếp cận hơn với nội dung trên website và dễ tìm kiếm các nội dung hơn. Điều này sẽ có lợi cho người dùng khi họ muốn tiếp cận thời gian khi lướt web.
  • Khung sườn tiêu đề sẽ giúp người làm SEO dễ xác định được nội dung chính của trang Web. Điều này hoàn toàn đúng vì như đã đề cập ở trên, việc đặt thẻ Heading là yếu tố giúp tối ưu hóa SEO cho trang Web.
Vai-trò-của-thẻ-Heading-trong-SEO
Vai trò của thẻ Heading trong SEO

Tại sao phải dùng Heading?

Để làm rõ vấn đề tại sao phải dùng heading, các bạn có thể tham khảo các tiêu chí sau đây:

Thể hiện cấu trúc rõ ràng, mạch lạc bài viết

Heading có tác dụng hướng dẫn người dùng trong suốt quá trình đọc. Heading đóng vai trò như phần tóm tắt giúp cho người đọc biết được chủ đề chính của đoạn văn đó và giúp người đọc nhớ lại mạch truyện chính trong trường hợp họ cảm thấy mông lung vì phải nạp quá nhiều thông tin.

Heading phải chứa các thông tin thu hút được người dùng. Những người viết nội dung thường tận dụng heading để làm công cụ kích thích sự tò mò của đọc giả để họ tiếp tục đọc thêm các nội dung sau. Tuy nhiên, heading cũng cần yêu cầu trọng tâm dồn vào nội dung bài viết và phải dễ đọc, dễ hiểu.

Tại-sao-phải-dùng-Heading?
Tại sao phải dùng Heading?

Tăng sức mạnh SEO

Heading là yếu tố để tối ưu hóa SEO, giúp người đọc dễ nắm bắt thông tin, nội dung của bài viết. Bên cạnh đó, Heading còn góp phần nhấn mạnh vào từ khóa chính (và những từ đồng nghĩa của nó), từ đó làm rõ hơn nội dung của bài viết. Tuy nhiên, việc người viết quá lạm dụng heading sẽ khiến bài viết trở nên thiếu tự nhiên.

Cần phải nghiên cứu người đọc để làm sao đặt heading cho đúng cách. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp người đọc dễ nắm bắt bài viết, phân chia cấu trúc bài viết một cách hợp lý, nội dung trong từng phần cũng chính xác hơn. Đây là lợi ích mang lại cho SEO.

Cách tạo heading trong bài viết hiệu quả

Các cách tạo heading trong bài viết hiệu quả có thể kể đến như:

Có bao nhiêu thẻ heading trong WordPress?

Khi edit bài viết trên WordPress, các cấp độ của heading sẽ được chia từ  “Heading 1” đến “Heading 6” tùy thuộc vào kích thước và độ quan trọng. Ví dụ “Heading 2” sẽ quan trọng hơn “Heading 4”. Các heading đó được chuyển đổi thành thẻ heading HTML, từ <h1> đến <h6>.

Cách-tạo-heading-trong-bài-viết-hiệu-quả
Cách tạo heading trong bài viết hiệu quả

Hướng dẫn đặt heading

Trước tiên, bạn bắt buộc phải có một H1 cho mỗi trang, H1 sẽ là tiêu đề của bài viết đó. Với trang  category, H1 chính là category đó. Với trang sản phẩm, H1 là tên của sản phẩm.

Với các nội dung phía trong, các phần khác nhau sẽ được giới thiệu bằng H2, H3 tùy thuộc, giảm dần theo các cấp độ ưu tiên. Ví dụ ở bài viết này, “Cách đặt heading trong bài viết” là H2.  Tùy thuộc vào độ sâu của bài viết, càng dài càng nhiều h4, h5,…

Cách kiểm tra heading trong blog bằng công cụ SEO Quake

Để khắc phục hạn chế khi bạn kiểm tra các tiêu đề trên trang mã nguồn, người ta thường kết hợp sử dụng thêm các công cụ SEO. Hiện nay có rất nhiều công cụ để kiểm tra tiêu đề, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là SEO Quake.

Cách-kiểm-tra-heading-trong-blog-bằng-công-cụ-SEO-Quake
Cách kiểm tra heading trong blog bằng công cụ SEO Quake

Đây là một ứng dụng miễn phí, tương thích với nhiều trình duyệt phổ biến hiện tại. Để kiểm tra thẻ Heading, bạn vào SEOQuake và chọn Diagnosis, sau đó chọn vào Heading, cuối cùng chọn View Other. Theo đó trang kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra. Bạn sẽ thấy toàn bộ Heading của trang ở đây.

Ngoài tác dụng đó, công cụ này này còn báo cáo lỗi các tiêu đề đang bị đặt sai chỗ. Từ đó bạn có thể chỉnh sửa lại nội dung sao cho đúng.

Heading đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm định hướng hiệu quả bài viết website. Việc xác định các thẻ Heading là bước không thể thiếu trước khi làm nội dung. Hy vọng từ bài viết này các bạn đã nắm rõ được Heading là gì và làm thế nào để triển khai Heading hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin marketing, đừng quên truy cập vào Blog của Tech-One nhé!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Marketing điện tử khác với Marketing truyền thống như thế nào - Một phân tích hoàn chỉnh

      So Sánh Marketing Truyền Thống Và Marketing Điện Tử Khác Như Thế Nào

      Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số hiện nay, việc hiểu rõ marketing điện tử khác với […]

      Đọc thêm

      Chi phí marketing chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý?

      Chi phí marketing nên chiếm 6-12% tổng doanh thu đối với các doanh nghiệp B2C, đối với các doanh nghiệp B2B thì 2-6% là hợp lý nhất.

      Đọc thêm
      Ưu và Nhược điểm khi thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Ưu điểm & Nhược điểm khi Thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Trong thời đại số bùng nổ hiện nay, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm những chiến lược trực […]

      Đọc thêm