Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết phân khúc thị trường là một trong những nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng giúp giữ chân khách hàng. Nó giúp chia nhỏ nhóm khách hàng, tập trung chăm sóc và cung cấp thông tin hữu ích đến họ. Góp phần cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Vậy phân khúc thị trường trong marketing là gì? Cùng Tech-One tìm hiểu quy trình 5 bước trong bài viết này nhé!
Phân khúc thị trường là gì?
Như chúng ta đã biết, phân khúc thị trường là quá trình thực hiện phân chia thị trường mục tiêu thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau để dễ dàng tiếp cận. Các tập hợp con của thị trường được tạo ra dựa trên nhân khẩu học, mức độ ưu tiên, nhu cầu, sở thích và nhiều tiêu chí hành vi, tâm lý được dùng để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu. Mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả cao cho các chiến dịch bán hàng, tiếp thị, triển khai chiến lược sản phẩm.
Phân khúc thị trường là gì?
Các tiêu chí được các doanh nghiệp sử dụng để phân khúc thị trường như sau:
- Phân khúc nhân khẩu học – được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất. Bởi các sản phẩm hoặc dịch vụ được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng, chi trả thường dựa trên phần lớn các yếu tố nhân khẩu học.
- Phân khúc khu vực địa lý – dựa trên ranh giới địa lý để phân chia các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Bởi vậy mà việc hiểu biết về vùng địa lý và khí hậu của từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xác định địa điểm, hình thức quảng cáo và triển khai các chiến dịch phù hợp.
- Phân khúc tâm lý học – dựa trên lối sống, đặc điểm tích cách, quan điểm, sở thích để xem xét các khía cạnh tâm lý của hành vi người tiêu dùng.
- Phân khúc thị trường theo hành vi tiêu dùng – dựa trên quyết định của người tiêu dùng như lối sống, mua hàng và cách sử dụng.
Các tiêu chí phân khúc thị trường
Quy trình 5 bước phân khúc thị trường
Để phân khúc thị trường hiệu quả, mang lại kết quả cao, chúng ta cần thực hiện quy trình 5 bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin về thị trường
Việc đầu tiên trong quá trình thực hiện phân khúc thị trường là xác định thị trường doanh nghiệp đang hướng đến. Bởi vậy mà, cần phải phân tích, nghiên cứu thông tin đặc điểm khác nhau của thị trường mục tiêu. Thị trường không được định nghĩa quá rộng, khó xác định mà cần tập trung vào các đặc điểm cụ thể.
Bước 2: Xác định các đặc điểm chung
Bước tiếp theo là xác định đặc điểm chung của từng phân khúc thị trường. Chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp như triển khai các cuộc khảo sát, nghiên cứu sơ bộ, thăm dò ý kiến,… Một lưu ý nhỏ là các câu hỏi cần có sự liên quan đến phân khúc đã chọn và phải kết hợp hai dạng câu hỏi định tính và định lược khi tiến hành nghiên cứu.
Quy trình 5 bước phân khúc thị trường
Bước 3: Phân loại khách hàng
Bắt đầu phân loại khách hàng dựa trên mô tả chi tiết về nhân khẩu học, phạm vi địa lý, mô tả tâm lý…. Dựa vào đặc tính của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 4 tiêu chí phân khúc đã nêu trên như nhân khẩu học, địa lý, tâm lý và hành vi tiêu dùng.
Bước 4: Xác định nhu cầu và sở thích của từng phân khúc
Phân loại nhu cầu và sở thích của các nhóm phân khúc khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan cần hướng đến. Từ đó sẽ đưa ra được phân khúc khách hàng nổi bật, phù hợp nhất với thương hiệu của mình.
Bước 5: Xác định mức độ tiềm năng và quyết định chọn phân khúc nào là thị trường mục tiêu
Tại bước cuối cùng của phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá mức độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường để có thể đưa ra được phân khúc cần nhắm đến. Tiếp tục sử dụng theo dõi chuyển đổi để đánh giá hiệu quả, loại bỏ những phương án mang lại hiệu quả thấp và phát triển phân khúc mang lại kết quả như mong đợi.
Ví dụ về phân khúc thị trường
Để hiểu rõ hơn về phân khúc thị trường, chúng ta cùng tham khảo hai ví dụ điển hình về phân khúc thị trường sau.
Phân khúc thị trường của Vinamilk
Vinamilk chia phân khúc thị trường của mình theo hai nhóm cơ bản là tổ chức và cá nhân.
- Tổ chức có bao gồm nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng và các đại lý bán buôn, bán lẻ. Phân khúc này có nhu cầu chiết khấu, thưởng dựa trên doanh số bán ra và số lượng đơn hàng cần đảm bảo đúng tiến độ.
- Cá nhân bao gồm những người tiêu dùng có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm Vinamilk.
Ngoài hai nhóm phân khúc này, Vinamilk còn phát triển thêm các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi như sữa chua, sữa bột.
- Nhân khẩu học lựa chọn phân khúc theo độ tuổi trẻ em, người lớn và người già. Đồng thời phân loại sản phẩm cho cá nhân và gia đình.
- Hành vi khách hàng dựa trên tình trạng sức khỏe của người tiêu dùng như suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, cơ thể khỏe mạnh.
- Phân khúc thị trường theo địa lý dựa trên mật số dân số cùng với mức độ tiêu thụ sản phẩm. Được phân chia thành nông thôn và thành thị.
Phân khúc thị trường của Vinamilk
Phân khúc thị trường của Coca Cola
Coca Cola sử dụng nhiều phân khúc thị trường khác nhau với mục tiêu tập trung phát triển toàn cầu. Đây là yếu tố chính giúp thương hiệu Coca Cola tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Coca Cola hướng tới 4 phân khúc thị trường như sau:
- Phân khúc thị trường theo địa lý: Thương hiệu Coca Cola chia nhỏ thị trường thành nhiều khu vực và vùng miền khác nhau như thành phố, ngoại ô hoặc quốc gia.
- Phân khúc theo nhân khẩu học được chia thành quốc tịch, tuổi tác, trình độ tôn giáo, văn hóa và nghề nghiệp.
- Phân khúc thị trường theo tâm lý dựa vào lối sống, tính cách và sở thích để chia thành các nhóm người tiêu dùng khác nhau. Từ đó nắm bắt được tâm lý khách hàng và triển khai các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.
- Phân khúc theo hành vi tiêu dùng: chia nhỏ tệp người tiêu dùng theo thói quen, lợi ích, thái độ và nhu cầu mua hàng.
Phân khúc thị trường của Coca Cola
Ứng dụng phân khúc thị trường trong marketing
Phân khúc thị trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn sở hữu lợi thế cạnh tranh thì phải xác định được phân khúc thị trường tập trung hướng tới. Một số lợi ích quan trọng mà phân khúc thị trường mang lại như:
- Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giá trị và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm với thương hiệu, yêu thích và lựa chọn sản phẩm.
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các tổ chức khác nhờ vào việc tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển sản phẩm.
- Mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi tức đầu tư tốt hơn. Đồng thời loại bỏ trường hợp tiếp cận sai đối tượng khách hàng mục tiêu, hạn chế sự lãng phí ngân sách.
- Thấu hiểu khách hàng từ đó mang lại những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phân khúc thị trường và các ví dụ cụ thể. Hy vọng từ bài viết này, các bạn đã hiểu phân khúc thị trường trong marketing là gì và áp dụng hiệu quả quy trình phân khúc thị trường hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm kiến thức marketing thì đừng bỏ qua những bài viết trong blog của Tech-One nhé!