Marketing sản phẩm chính là động lực thúc đẩy thành công trong việc đưa sản phẩm gia nhập thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ marketing sản phẩm là gì. Tech-One sẽ giải mã sản phẩm được hiểu như thế nào trong marketing qua bài viết này.
Marketing sản phẩm là gì?
Bạn có biết marketing quan niệm như thế nào về sản phẩm? Tiếp thị sản phẩm được hiểu là một quá trình đưa sản phẩm mới gia nhập thị trường, doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động quảng bá và bán sản phẩm đó tới tay khách hàng.
Marketing sản phẩm sẽ bao gồm các công tác thấu hiểu đối tượng mục tiêu, sử dụng định vị và thông điệp truyền tải của chiến lược để gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Trong thời đại 4.0, công nghệ phát triển mạnh mẽ, các hoạt động bán hàng online và thương mại điện tử cũng bùng nổ nhanh chóng. Bởi vậy mà việc tiếp thị sản phẩm là chiến lược cần thiết trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing có thể ứng dụng các công cụ như email marketing, Blog, SEO, truyền thông, quảng cáo,.. để mang tới thành công cho chiến lược.
Sản phẩm được hiểu như thế nào trong marketing?
Sản phẩm trong marketing được hiểu là tất cả những yếu tố được chào bán, thu hút sự chú ý và thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thị trường. Nó mang lại sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải có yếu tố vật chất và phi vật chất. Sau khi nghiên cứu, các yếu tố cấu thành sản phẩm được chia thành 3 cấp độ và mỗi cấp độ lại mang một vai trò marketing khác nhau.
Cấp độ 1 – Những yếu tố cốt lõi mang bản chất của sản phẩm – sản phẩm ý tưởng
Đây là những lợi ích, giá trị cơ bản mà khách hàng mua sản phẩm chắc chắn sẽ nhận được. Để thực hiện các chiến dịch truyền tải chia sẻ thông điệp, doanh nghiệp cần tìm ra được những lợi ích cơ bản mà người tiêu dùng đòi hỏi ở sản phẩm.
Cấp độ 2 – Sản phẩm hiện thực, tập trung vào các yếu tố hữu hình
Đây là những gì mà khách hàng sẽ nhận được khi mua, tập hợp các yếu tố hình thành nên thực thể của sản phẩm. Cụ thể như tính năng sử dụng, chỉ tiêu chất lượng, hình dáng, màu sắc, thương hiệu và các vật liệu cấu thành sản phẩm,…
Những yếu tố này khách hàng sẽ tác động, cảm nhận được bằng các giác quan. Người tiêu dùng có thể nhận thức và so sánh các sản phẩm cạnh tranh khác. Trên thực tế, người tiêu dùng thường đánh giá sản phẩm qua những yếu tố hữu hình để đi đến kết luận mua hay không.
Doanh nghiệp cần phải hữu hình hóa những ý tưởng và lợi ích, công năng của sản phẩm để khách hàng có thể nhận biết, lựa chọn.
Cấu độ 3 – Tất cả dịch vụ đi kèm với sản phẩm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần mở rộng sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng thường được hưởng những dịch vụ như lắp đặt, bảo hành, hướng dẫn sử dụng,..
Nếu cấp độ 1 và cấp độ 2 của sản phẩm không mang lại những khác biệt, lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thì các nhà quản trị cần phát triển cấp độ 3, tăng thêm dịch vụ bổ sung đi kèm cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về sản phẩm của marketing là gì mà Tech-One gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết sản phẩm được hiểu như thế nào trong marketing. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều kiến thức marketing, đừng bỏ lỡ những bài viết hay trong blog của Tech-One nhé!