Domain Rating (DR) không còn xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng đây đơn giản là một chỉ số đo lường độ uy tín của trang web, ngoài ra không còn công dụng đặc biệt nào khác. Liệu đây có phải cách hiểu chính xác? Thực sự bản chất của Domain Rating là gì? Cùng Tech-One tìm hiểu cách tính Domain Rating chi tiết trong bài viết này nhé!
Domain Rating là gì?
Domain Rating Ahrefs là gì? Domain Rating được xác định là các chỉ số dùng để so sánh với những trang web khác về sức mạnh của Backlink profile, dựa trên thang điểm 100 của cơ sở dữ liệu Ahrefs. Hiểu một cách cơ bản thì chỉ số này chính là phiên bản xếp hạng thu nhỏ, ít chi tiết hơn xếp hạng Ahrefs.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, chỉ số Domain Rating không chỉ là những con số dữ liệu được tính toán theo thang điểm đánh giá của Ahrefs. Nó còn đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình SEO Onpage. Đối với một người làm SEO web thì Domain Rating có ý nghĩa như sau:
- Sử dụng chỉ số DR để so sánh với các trang web cùng ngành về mức độ uy tín.
- Cho quản trị web biết website đang ở tình trạng như thế nào, chất lượng ra sao.
- Hỗ trợ rất nhiều trong các công việc phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, biết được chỉ số DR đối thủ cao hơn. Từ đó so sánh và đưa ra những liên kết Backlink tốt mà chưa được sử dụng.
Cách tính Domain Rating của website
Nếu bạn muốn tính Domain Rating trên trang web của mình, sử dụng công cụ Ahrefs và xem xét một số yếu tố quan trọng:
- Khi Domain Rating của tên miền cao hơn, các miền được liên kế sẽ nhận được nhiều “link juice” hơn.
- Miến gốc hay còn gọi là Source domain sẽ phân chia độ mạnh của nó cho các miền liên kết một cách đồng đều. Ta có thế hiểu rằng một miền có chỉ số DR-80 liên kết với 1 triệu miền khác sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp hơn miền mà chỉ số DR10 và chỉ liên kết với 3 miền khác nhau.
- Ahrefs sẽ lặp lại các phép tính liên tục, sau đó sẽ xếp hạng cho các tên miền. Giá trị chỉ số domain rating sẽ được tính theo giá trị tuyệt đối trên thang điểm 100.
Đánh giá một Domain Rating như thế nào?
Như đã nói ở trên, các chỉ số Domain Rating được tính toán thể hiện qua các con số trên thang 100 điểm. Chỉ số DR càng cao thì chứng tỏ trang web đó được đánh giá càng tốt và uy tín.
Những trang web lớn và có nhiều đường link liên kết trỏ về thì đa phần đều có DR cao. Tuy nhiên để đảm bảo được chỉ số thì các đường liên kết trên cũng phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
Thực tế, DR chỉ là một phần trong quá trình SEO. Bởi vậy mà để từ khóa có thể leo lên những top đầu thì không nên tập trung quá nhiều vào chỉ số này. Đây chỉ là một thương đo để nhà quản trị web có thể tìm ra được nhiều liên kết tốt hơn để cải thiện hệ thống Backlink cho trang web.
Công cụ kiểm tra Domain Rating (DR Checker)
Ngày nay đã có khá nhiều công cụ check chỉ số Domain Rating. Ngoài công cụ Ahref vẫn thường được nhiều người sử dụng thì có 3 công cụ khác mà chúng ta có thể tìm hiểu để thay đổi thử. Một là công cụ Domain Authority Checker (Moz), hai là công cụ Authority Score Checker (Semrush) và cuối cùng là Trust Flow Score (Majestic).
Từng công cụ sở hữu từng giao diện khác nhau và mức thu phí khác nhau.Tuy nhiên đa phần chỉ số DR sẽ được đo lường và hiển thị kết quả dạng số từ 1 đến 100. Khi cần kiểm tra chỉ số này, việc cần làm là đăng nhập vào một trong các công cụ được liệt kê phía trên. Bước tiếp theo là nhập URL vào phần kiểm tra Domain để kết quả được hiển thị.
Bạn còn có thể sử dụng các công cụ trên để nhận các dữ liệu phân tích khác về website. Những số liệu sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn chi tiết hơn về một trang web. Từ đó phân tích, nghiên cứu hay đưa ra các quyết định hay định hướng để ngày một tối ưu hơn về SEO.
Những lưu ý về chỉ số Domain Rating
Một số lưu ý mà chúng ta nên chú ý khi tìm hiểu về domain rating:
- Một xếp hạng kết quả tìm kiếm cao không đồng nghĩa với việc phải có DR cao. Bởi vì thứ hạng SEO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vậy nên dù bạn chưa triển khai chiến lược Backlink thì bạn vẫn có khả năng ranking top.
- Chất lượng Backlink thì quan trọng hơn số lượng để cải thiện Domain Rating. Nhiều Backlink cũng chưa chắc DR có đánh giá cao.
- DR có thể là chỉ số thể hiện độ uy tín của một website tuy nhiên cũng vẫn chỉ mang tính tương đối. Ahrefs là tool SEO để mô phỏng uy tín của bạn cho Google. Nhưng thực chất Ahrefs và Google hoàn toàn là 2 công ty khác nhau.
- Domain Rating hiện nay bị can thiệp khá là nhiều. Nhiều người đã biết được cách mà DR hoạt động, vậy nên họ tìm mọi cách để khống giá trị bằng nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ điển hình là link 301 redirect Google. Hoặc một số website chặn trình thu thập dữ liệu của Ahrefs.
Một vài tips khi sử dụng DR
Có một số lưu ý nhỏ là chúng ta nên coi Domain Rating không chỉ phụ thuộc vào tổng số trang web sở hữu điểm DR cao liên kết tới, mà nó còn phụ thuộc vào số lượng các trang web liên kết với chỉ số domain cao này.
- Domain Rating không thể hiệu quả bằng URL Rating của công cụ Ahrefs, mặc dù DR có sự liên quan mật thiết tới ranking Google.
- Khi lựa chọn trang web để xây dựng liên kết, chúng ta có thể dựa vào chỉ số Domain Rating để làm thước đo chính xác. Với nguyên tắc thông thường, mục tiêu của nhà quản trị web nên là sử dụng Backlink từ các trang web có chỉ số Domain Rating cao, bởi nó mang lại nhiều giá trị hơn những trang web sở hữu chỉ số DR thấp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Domain Rating mà chúng tôi gửi tới các bạn. Hy vọng từ bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ Domain Rating là gì và cách tính chỉ số DR chi tiết như thế nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Marketing và SEO, truy cập vào blog của Tech-One để nâng cao kiến thức ngay từ bây giờ nhé!
>>>Đọc thêm: SEO audit là gì? Cách SEO Audit cho Website lên TOP nhanh nhất.