Internal link là gì? Cách tạo internal link hiệu quả đột phá SEO

Internal Link là gì?

Khái niệm internal link là gì có lẽ không còn quá xa lạ đối với các SEOer bởi hầu như đây là một trong những cách giúp tối ưu website hiệu quả. Với đặc điểm là dễ dàng thực hiện nên nhiều SEOer hay thực hiện sơ sài không đúng cách dẫn đến việc có kết quả không tốt.

Vậy để hiểu rõ hơn internal link là gì cũng như cách tạo hiệu quả giúp đột phá kết quả SEO thì hãy tham khảo bài viết được Công ty SEO TpHCM chia sẻ ngay dưới đây nhé!

Internal link là gì ?

Internal link được hiểu là liên kết nội bộ từ trang này sang một trang khác trên cùng một domain. Không chỉ giúp điều hướng mà internal link còn giúp chia sẻ giá trị của liên kết giúp cho website tối ưu về thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm Google.

Việc điều hướng website, menu website cũng được xem là internal link. Tuy nhiên, internal link thường tập trung vào liên kết trong nội dung trên các trang.

>>> Đọc thêm: URL là gì? Cách tạo Cấu trúc URL chuẩn SEO mới nhất.

Lý do phải tạo Internal Link

Nếu như các SEOer đã nắm rõ khái niệm internal link là gì thì chắc chắn sẽ biết được vai trò của việc tạo các internal link cho nội dung trên website của mình.

Trong khi đó, việc tạo các link nội bộ này lại khá dễ dàng nhưng nhiều SEOer lại bỏ qua làm ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.

Nếu như vẫn còn đang mơ hồ thì hãy tham khảo 3 lý do chính sau đây để hiểu được vì sao cần phải tạo các liên kết nội bộ

  • Đầu tiên, việc tạo internal link sẽ giúp cho website của bạn tăng độ trust và đáng tin cậy hơn từ trang này sang trang khác.
  • Thứ hai là giúp tăng traffic khi điều hướng user truy cập vào website, từ đây tăng tỉ lệ chuyển đổi cao
  • Thứ ba là thúc đẩy kêu gọi hành động (Call-to-action) trên website của bạn

Có thể nói đây là 3 lý do quan trọng giúp SEOer có thể tạo được phễu thu thập khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Internal link không chỉ giúp điều hướng traffic mà còn tăng tỉ lệ chuyển đổi cao - Internal link là gì?
Internal link không chỉ giúp điều hướng traffic mà còn tăng tỉ lệ chuyển đổi cao

Để có góc nhìn rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích kỹ càng hơn 3 lý do mà các SEOer phải tập trung tối ưu khi tạo các liên kết nội bộ.

Tác động và ảnh hưởng đến thứ hạng SEO

Các liên kết từ website này sang website khác thể hiện mức độ uy tín của các website đó với Google. Giả sử, website A liên kết với trang B thì nếu như trang A được tín nhiệm thì trang B cũng sẽ được như thế, đồng nghĩa với việc nếu như web A có thứ hạng cao cũng sẽ kéo theo web B có thứ hạng cao trên các thanh công cụ tìm kiếm. Chính vì thế có thể nói, các internal links đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO.

Để đạt được những hiệu quả nhất định từ việc tạo các internal link thì các SEOer cần phải lưu ý khi trỏ liên kết đến các website như sau:

Nên trỏ liên kết đến những trang có độ uy tín cao, thực tế cho thấy trang chủ sẽ là trang có độ tín nhiệm cao, vì vậy các SEOer nên tạo link từ trang chủ sang các trang khác để nâng cao độ uy tín và tăng cao thứ hạng.

Nên trỏ liên kết đến những trang có độ tín nhiệm cao, được xếp hạng trước đó thì sẽ giúp cho trang web của bạn dễ dàng on top hơn.

Điều hướng user truy cập giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cao

Thông thường một trang web có lượt traffic cao thì điều đầu tiên chính là phải sở hữu nội dung hay, độc đáo, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chứa đựng nhiều thông tin thiết thực. Loại thứ 2 là giúp thôi thúc khách hàng thực hiện hành động nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cao.

Vì vậy, với người làm SEO cần phải liên kết giữa website có nội dung độc đáo, lượng traffic cao đến website có yếu tố thúc giục kêu gọi hành động sẽ góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng.

Thúc đẩy truy cập hành động

Có được lượt traffic cao và ổn định là điều mà hầu hết các SEOer đều mong muốn. Tuy nhiên, nếu traffic cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp thì cũng rất đáng quan ngại. Vì vậy, thời điểm này, việc sử dụng internal link sẽ giúp cho user thực hiện các hành động chuyển đổi trên website thông qua các nút kêu gọi hành động như: gửi tin nhắn, đăng ký forn, gọi điện…

Lợi ích của cấu trúc liên kết nội bộ

Vai trò và lợi ích của internal link là cực kỳ quan trọng vì đóng góp trực tiếp vào quá trình tạo phễu khách hàng của bạn.

Thứ hạng từ khoá

Có một sự thật không thể chối cãi đó chính là việc sử dụng các internal link giúp tăng thứ hạng các từ khoá, từ đây cũng sẽ kéo theo việc tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

Mang đến tỉ lệ chuyển đổi cao

Không chỉ giúp tăng thứ hạng từ khoá mà internal link còn giúp điều hướng user truy cập vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao.

Call to action

Tăng tỉ lệ chuyển đổi qua các nút kêu gọi hành động, thúc đẩy các user truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi thực hiện hành động.

So sánh liên kết nội bộ và liên kết ngoài

External link là gì

External link hay còn được gọi là liên kết bên ngoài bao gồm 2 loại là: inbound link và outbound link. Cụ thể trong đó:

Inbound Link chính là backlink được hiểu là các liên kết được trỏ từ trang web của bạn đến các trang web khác..

Outbound links được hiểu là các liên kết trỏ đến một số trang web khác từ trang web của bạn.

External link là liên kết ngoài được các SEOer thường xuyên sử dụng - External link là gì
External link là liên kết ngoài được các SEOer thường xuyên sử dụng

Mặc dù có 2 loại liên kết bên ngoài tuy nhiên thì ở rất nhiều website vẫn chỉ thường dùng phổ biến là loại link trỏ từ website của mình sang website khác.

So sánh

Giữa internal link và external có gì khác nhau? Để có góc nhìn trực quan hơn và dễ dàng hình dung về điểm khác nhau của 2 liên kết này thì các SEOer có thể phân biệt như sau:

Internal link và External link có điểm gì khác biệt?
Internal link và External link có điểm gì khác biệt?

Internal = Các liên kết trỏ đến nội dung trong cùng một domain.

External = Các liên kết trỏ đến một domain riêng.

Cụ thể:

Có thể nhận định rằng Internal link và External link là những yếu tố vô cùng quan trọng mà các SEOer cần phải nắm và vận dụng được. Vì vậy, trong quá trình làm SEO, các SEOer cần phải tận dụng sử dụng các liên kết này để đa dạng hóa cho nội dung bài viết cũng như tối ưu SEO cho trang web của mình.

Phân loại Internal Link

Đối với internal link chúng ta chia ra làm 2 loại chính:

Contextual Internal Link

Contextual Internal Link được xem là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh thường sẽ được đặt trong phần nội dung chính của trang. Để tạo sự chú ý cho người dùng, tăng tỉ lệ call to action thì các SEOer nên tô đậm chúng và để thu hút người dùng click vào và điều hướng đến một trang mong muốn.

Sử dụng thành thạo cũng như hiểu rõ bản chất và chức năng của contextual internal link thì các SEOer có thể tận dụng tối đa chiến lược sử dụng các internal link của mình.

Navigational Internal Link

Navigational Internal link là loại internal link giúp cho một website có cấu trúc điều hướng chính. Loại liên kết này thường được triển khai trên toàn website giúp cho user có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ mong muốn.

Công cụ kiểm tra Internal link

Ahref

Ahrefs là công cụ dùng để kiểm tra internal link một cách hiệu quả nhất được nhiều SEOer ưa dùng, để kiểm tra các liên kết nội bộ bằng công cụ này thì các SEOer thực hiện các bước sau:

Đầu tiên là login vào Ahrefs

Đăng nhập vào công cụ Ahrefs
Đăng nhập vào công cụ Ahrefs

Tiếp theo sau khi login thành công, các SEOer chọn một bài viết của website cần kiểm tra internal link vào thanh tìm kiếm.

Kiểm tra bài viết Internal
Kiểm tra bài viết Internal

Cuối cùng, để có góc nhìn trực quan hơn thì các SEOer tiến hành export dữ liệu ra

Tiến hành xuất dữ liệu ra file Excel
Tiến hành xuất dữ liệu ra file Excel

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs chi tiết dành cho người mới bắt đầu

Screaming Frog

Screaming Frog cũng là một trong những công cụ kiểm tra liên kết nội bộ hiệu quả, các SEOer thực hiện các bước như sau:

Đầu tiên là download Screaming Frog và cài đặt vào máy tính

Download công cụ Screaming Frog về máy tính
Download công cụ Screaming Frog về máy tính

Tiếp theo, sau khi cài đặt thành công Screaming Frog, bạn mở phần mềm lên và chọn vào một bài viết của website cần kiểm tra internal link vào thanh tìm kiếm => Click vào Start và chờ kết quả.

Chọn bài viết của bất kì website nào để kiểm tra
Chọn bài viết của bất kì website nào để kiểm tra

Tiếp theo, sau khi đã hiện ra các thông tin như trên => click vào dòng đầu tiên của cột Address => Internal Link, Anchor text

Chọn code Address, Internal Links
Chọn code Address, Internal Links

Cuối cùng, để có góc nhìn tổng quan hơn bạn Export dữ liệu để dễ theo dõi nhé

Xuất kết quả ra file Excel
Xuất kết quả ra file Excel

Mô hình SEO internal link hiệu quả

Có rất nhiều mô hình SEO internal link được khá nhiều người làm SEO áp dụng, tuy nhiên một trong nhiều mô hình đó thì đâu mới là mô hình phù hợp giúp tối ưu SEO?

Kim tự tháp

Đối với mô hình kim tự tháp thì trang chủ website sẽ liên kết đến các chuyên mục được chú ý nhiều nhất, vì vậy các SEOer cần bố trí các liên kết này ở những vị trí hợp lý nhất. Các chuyên mục sẽ được thiết kế ngược lại với trang chủ. Vì vậy có thể nói, với mô hình này sẽ rất phù hợp để các SEOer SEO trang chủ và chuyên mục.

Bánh xe

Nếu các SEOer đang tập trung SEO các từ khóa trên website thì mô hình bánh xe sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Với cách làm này thì việc tìm kiếm cũng như điều hướng sẽ không còn chỉ tập trung trên cùng 1 website như mô hình kim tự tháp mà sẽ chia đều ra các trang con nhỏ để cùng nhau gia tăng traffic toàn bộ các trang.

Tuy nhiên với mô hình này thì các SEOer sẽ phải tốn rất nhiều thời gian vì phải SEO từ khóa, đồng thời thì cách làm này cũng không được các thuật toán của Google đánh giá cao vì lý do không tìm thấy được trang đích.

Silo

Đối với mô hình Silo là dạng cấu trúc web chuyên sâu khi chia nội dung website thành các category riêng. Những nhóm trong mô hình Silo được phân chia cấp bậc dựa vào topic và subtopic, các nội dung có liên quan sẽ được xếp chung với nhau.

Cách đặt internal link hiệu quả

Sau đây là một số phương pháp đặt Internal link hiệu quả để các SEOer áp dụng vào chiến lược tối ưu liên kết nội bộ.

Internal link tới những trang liên quan

Khi đặt các internal link đến các trang có liên quan sẽ giúp cho trang web của bạn hiển thị nội dung logic, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dùng. Ngoài ra với cách đặt liên kết nội bộ này sẽ giúp cho thuật toán của Google dễ đi theo để biết được bản chất của trang web cũng như index nhanh hơn.

Đặt internal link đến trang có traffic cao

Đặt link nội bộ đến các trang có traffic cao sẽ gia tăng tỉ lệ chuyển đổi, với cách làm này chúng ta có thể điều hướng khách hàng của mình sang những trang được có tỉ lệ chuyển đổi cao, thôi thúc kêu gọi khách hàng thực hiện hành động. Điều này không chỉ giúp mở rộng doanh số mà còn tối ưu thứ hạng các từ khóa đang được SEO trên kết các thanh công cụ tìm kiếm.

Có rất nhiều công cụ để kiểm tra lượt traffic mà các SEOer thường dùng như: Google Analytics, Ahrefs, SEMrush…

Đặt internal link đa dạng anchor text

Anchor text là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO onpage, đây là một đoạn văn bản chứa đường link được trỏ đến. Để tối ưu anchor text, các SEOer nên đa dạng hóa các loại anchor text sao cho phù hợp với ngữ cảnh giúp Google đánh giá cao hơn.

Anchor text là một đoạn văn bản chứa đường link được trỏ. Bạn nên đa dạng hóa sao cho thật tự nhiên phù hợp với từng ngữ cảnh để được Google đánh giá cao.

Những lưu ý khi tối ưu Internal Link

Những điều cần lưu ý khi tối ưu Internal Link là gì
Những điều cần lưu ý khi tối ưu Internal Link

Để tối ưu internal link, các SEO cần lưu ý vài điều sau:

  • Internal link phải được đặt đúng ngữ cảnh để tạo sự tự nhiên, Google đánh giá cao
  • Internal link điều hướng về trang chủ và danh mục giúp nội dung bài viết chất lượng trong mắt Google
  • Internal link đến các nội dung phổ biến trên website của bạn
  • Đặt các internal link vào những trang có traffic cao
  • Số lượng các liên kết nội bộ nên giao động từ 3-5 link, không nên lạm dụng đặt quá nhiều
  • Khi đặt các internal link cần đa dạng anchor text
  • Internal link không nên chèn thẻ nofollow dù rằng các thẻ này giúp tránh tụt hạng nhưng lại ngăn chặn các bot tìm kiếm của Google

Tóm lại, với những chia sẻ ở trên hi vọng rằng có thể giúp cho các SEOer có cái nhìn tổng thể và trực quan hơn về internal link là gì, biết được các mô hình đi liên kết nội phổ biến nhất mà giới SEOer đang dùng cũng như vai trò và lợi ích mà internal link mang lại cho website của bạn. Nên tận dụng tối đa những kiến thức này để nhanh chóng đưa website của mình “on top” sớm nhất nhé!

Ghé thăm Website của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị, bài viết liên quan đến SEO nhé!

>>> Thẻ meta tag là gì? Meta có ảnh hưởng như thế nào đến SEO và Cách tối ưu thẻ meta cho SEO website.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content Là Gì

      Cornerstone content là gì? Cornerstone content, hay nội dung nền tảng, có thể được coi là những bài viết hoặc […]

      Đọc thêm
      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Thương mại điện tử đang phát triển, cung cấp cho các công ty một nền tảng để thâm nhập thị […]

      Đọc thêm
      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh TMĐT tiết kiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ lựa chọn thị trường ngách, thiết lập trang web miễn phí cho đến dropshipping và SEO.

      Đọc thêm