Với những người làm trong ngành Marketing hoặc những người đang vận hành doanh nghiệp, dịch vụ thì mô hình 7P không còn xa lạ. Bởi đây tựa như kim chỉ nam góp phần đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi ngược lại với tầm quan trọng của nó, nhiều người cho rằng đây chỉ là kiến thức căn bản, không cần tìm hiểu sâu hơn. Nếu là bạn, bạn đã thật sự hiểu 7P trong Marketing là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi giải mã chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing Mix 7P là gì?
7P Marketing là gì? Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp được định nghĩa là tổ hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được hiệu quả trong Marketing. Giúp doanh nghiệp làm tốt việc đưa đúng sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời điểm với đúng mức giá.
7P trong marketing mix được phát triển dựa trên mô hình 4P. Bao gồm 7 yếu tố quan trọng: Product (Dịch vụ), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Xúc tiến), People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Cơ sở vật chất hỗ trợ marketing).
Mức độ ảnh hưởng của mô hình 7P trong Marketing
Sau khi hiểu được khái niệm 7P Marketing là gì, chúng ta cần nắm được mức độ ảnh hưởng của mô hình này.
Chiến lược 7P là chiến lược tiếp thị quan trọng với doanh nghiệp, mô hình xuất hiện xuyên suốt trong tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khi là ý tưởng đến khi hoàn thiện sản phẩm ra thị trường.
Chiến lược 7P giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, thu hút được nhiều khách hàng hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời tạo ra kế hoạch phát triển dài hạn. Doanh nghiệp dựa vào mô hình này để xác định nhu cầu của thị trường và tạo giải pháp đáp ứng được cho người tiêu dùng.
Marketing mix đáp ứng nhanh chóng trên cả kỳ vọng các nhu cầu tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sản phẩm của khách hàng. Thông qua chiến lược 7P, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm và dịch vụ của các nước khác và ngược lại. Từ đó mở ra cơ hội tiếp cận thị trường Quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam.
Marketing 4P và 7P khác nhau như thế nào?
Mô hình Marketing Mix 7P có thể được hiểu là phiên bản mở rộng của Marketing 4Ps dành riêng cho việc cung ứng các dịch vụ vô hình.
Nếu như định nghĩa Marketing Mix 4Ps là tính truyền thống và được ứng dụng trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa hữu hình. Thì Marketing Mix 7Ps sẽ là bước phát triển, nâng cấp hơn để phù hợp ứng dụng cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa vô hình.
Quy trình trong Marketing 7P
Chiến lược Marketing 7P là một mô hình hoàn hảo, là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hoạch định các chiến dịch marketing hiệu quả.
Product (Dịch vụ)
Doanh nghiệp cần đảm bảo dịch vụ/ sản phẩm theo kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Hãy đặt ra câu hỏi nên làm gì để có một chiến lược sản phẩm chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh.
Price (Yếu tố giá trong dịch vụ)
Yếu tố giá đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định sự tồn tại và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhà tiếp thị cần cân nhắc đặt giá dựa trên giá trị mà dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng. Việc điều chỉnh giá tạo nên những tác động lớn đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Place (Địa điểm)
Để làm tốt yếu tố này, doanh nghiệp cần có vốn hiểu biết, nghiên cứu sâu về thị trường. Định vị, phân phối sản phẩm, dịch vụ tại các địa điểm mà doanh nghiệp và mục tiêu tiềm năng dễ dàng tìm thấy nhau.
Promotion (Xúc tiến)
Xúc tiến được đánh giá là một yếu tố không thể thiếu trong chiến dịch marketing. Bởi đây chính là hành động nâng cao độ nhận diện thương hiệu tới khách hàng. Xúc tiến bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing truyền miệng. Chọn cách thức nào, chiến lược ra sao phụ thuộc phần lớn vào ngân sách của doanh nghiệp, thông điệp truyền tải và thị trường mục tiêu.
People (Yếu tố Con người)
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, khám phá sâu rộng để đưa ra được con số trong thị trường mục tiêu. Ngoài ra cần chú trọng vào việc đào tạo nhân viên – người cung cấp dịch vụ. Việc đào tạo tốt sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Process (Quy trình)
Doanh nghiệp chắc chắn phải tạo nên một quy trình phù hợp, xuyên suốt chiến dịch cần tinh chỉnh và cải tiến quy trình. Mục tiêu cuối cùng của hành động này là giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Physical Evidence trong 7P (Cơ sở hạ tầng hỗ trợ dịch vụ)
Đây là sự trải nghiệm thực tế của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ vọng và nhận thức của khách hàng. Ngoài ra yếu tố này còn là bằng chứng về việc xây dựng thương hiệu, hiện diện của doanh nghiệp.
Marketing mix 4C – Mở rộng của mô hình 7P
Mô hình 4C được sáng tạo bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Trên thực tế mô hình 4C là mô hình 4Ps đã được điều chỉnh. Vậy nên có thể thấy mô hình này trông giống như là một phiên bản mở rộng của Marketing Mix 7P hơn là một bộ phận nằm trong 4Ps.
Mô hình 4Cs bao gồm các thành phần như sau:
- Cost: Giá của sản phẩm theo tác giả không chỉ được xác định khi mua hàng. Ông đã mở rộng khái niệm price lên thành cost, là chi phí khách hàng chấp nhận bỏ ra để sử dụng, vận hành hoặc bảo hành sản phẩm. Doanh nghiệp cần dựa vào đó để đưa ra một mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và giá trị mà sản phẩm đem lại.
- Consumer Wants and Needs: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trước khi đưa ra một sản phẩm nào đó. Phải đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng.
- Communication: Tiếp thị truyền thông 2 chiều tương ứng với quá trình giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây là sự tương tác giữa Marketer dựa trên nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Convenience: Sản phẩm cần phải có sẵn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Marketer xác định đúng kênh phân phối làm sao khách hàng thuận tiện nhất khi mua hàng.
Để biết thêm chi tiết về Marketing Mix 4C mời các bạn tham khảo bài viết Marketing mix 4C là gì? Các bước áp dụng 4C trong marketing tại đây.
Chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ phổ biến
Ngày nay, việc áp dụng chiến lược 7P giúp các doanh nghiệp xác định đúng hướng đi, đúng đối tượng khách hàng và cải thiện dịch vụ của mình.
Marketing mix 7P Shopee
Trong chiến lược Marketing, Shopee tập trung và phát triển sản phẩm của mình là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Shopee thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách phát triển, tối ưu hóa ứng dụng dành riêng cho mỗi quốc gia khác nhau. Tối ưu trang web, tùy chọn loại ngôn ngữ với từng thị trường để khách hàng dễ dàng sử dụng và thực hiện giao dịch. Từ đó, mang tới cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Chiến lược Marketing mix 7P trong nhà hàng
Để chiến dịch marketing nhà hàng thành công, doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào yếu tố sản phẩm và con người. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ quyết định trải nghiệm và đánh giá của khách hàng. Món ăn, đồ uống là sản phẩm hữu hình. Trải nghiệm và giá trị thương hiệu là sản phẩm vô hình. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng thời đào tạo con người để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm hài lòng.
Marketing mix 7P trong du lịch
Sản phẩm là yếu tố quan trọng đối với chiến lược marketing mix 7P trong du lịch. Doanh nghiệp luôn phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Trải nghiệm, đánh giá của khách hàng chính là yếu tố tiên quyết trong quá trình phát triển sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch cần tập trung tuyển chọn và đào tạo phẩm chất của nhân viên. Nhân viên tốt, phục vụ khách hàng hài lòng cũng là một yếu tố giữ chân tốt nhất trong lĩnh vực du lịch.
Chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ khách sạn
Ngoài việc phát triển sản phẩm, mang lại trải nghiệm hài lòng đến cho khách hàng, địa điểm là yếu tố quan trọng trong chiến lượng marketing của dịch vụ khách sạn. Nếu chất lượng dịch vụ tương đương nhau, khách hàng sẽ không lựa chọn địa điểm xa trung tâm hơn. Bởi vậy mà lựa chọn địa điểm là việc đầu tiên quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải mã 7P Marketing là gì và chiến lược 7P trong Marketing Dịch vụ. Hy vọng từ chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng chiến lược marketing này. Chúc các bạn vận dụng thành công, cải thiện dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về kiến thức SEO và Marketing, truy cập vào trang Blog của Tech-One để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!