Marketing mix 4C là gì – Cách áp dụng Marketing mix 4C hiệu quả

Marketing 4C là gì

Ngày nay, xu hướng marketing đang thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Mô hình 4P trong Marketing đang dần bị thay thế bởi mô hình 4C với đặc trưng chính là lấy khách hàng làm trung tâm. Marketing 4C được ưa chuộng hơn cả và chiếm lĩnh vị trí đứng đầu trong chiến lược marketing. Vậy marketing mix 4C là gì? Cách áp dụng marketing mix 4C như thế nào hiệu quả? Cùng theo chân Tech-One đi tìm câu trả lời cho bạn.

Marketing mix 4C là gì?

Sự phát triển của xã hội và các doanh nghiệp, hàng hóa sản xuất nhiều nhưng không được tiêu thụ hết là nền móng cho sự xuất hiện của marketing mix 4C. Mô hình 4P trong Marketing hướng vào nhà sản xuất không còn phù hợp với xu hướng hiện tại. Trong khi đó marketing 4C lại tập trung vào khách hàng, giải quyết nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy mà mô hình marketing 4C được gọi là phiên bản nâng cấp thay thế cho mô hình 4P truyền thống.

Với marketing mix 4C, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bước ra khỏi chiến lược marketing đại chúng và đi sâu vào các mục tiêu thị trường ngách. Doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực, nghiên cứu và thấu hiểu tập khách hàng mục tiêu. Và phát triển sản phẩm theo đúng nhu cầu và mong muốn của nhóm đối tượng hướng tới.

Marketing Mix 4C là gì
Mô hình marketing mix 4C là gì?

Tầm quan trọng 4C trong Marketing

Mô hình marketing mix 4C là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ hàng hóa. Không những vậy, nhờ vào việc giao tiếp hiệu quả và trưng cầu ý kiến mà doanh nghiệp còn có cho mình một lượng khách hàng trung thành.

Khi áp dụng chiến lược marketing này, doanh nghiệp bắt buộc phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và tâm lý của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình. Áp dụng tốt mô hình này, doanh nghiệp sẽ lấy được lòng tin của khách hàng. Từ đó phát triển quá trình kinh doanh và thương hiệu lâu dài.

Vai trò của 4C Marketing
4C trong Marketing có vai trò như thế nào?

Các thành phần chiến lược Marketing 4C

Để hiểu rõ hơn “marketing mix 4C là gì” doanh nghiệp cần nắm được 4 khía cạnh tương ứng với từng chữ C trong mô hình marketing 4C. Đó là Customer (Khách hàng), Cost (Chi phí), Communication (Giao tiếp), Convenience (Sự thuận tiện).

Khách hàng – Customer

Chữ C đầu tiên – Customer gắn liền với chữ P – Product thể hiện mối quan hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Sản phẩm đóng vai trò là một giải pháp cho nhu cầu của khách hàng chứ không đơn thuần nhằm mục đích kiếm lời. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Chi phí của khách hàng – Cost

Chữ C thứ 2 là – Cost thì sẽ gắn liền với chữ P – Price thể hiện rằng giá trị sản phẩm giống như là chi phí mà khách hàng chấp nhận bỏ ra. Bao gồm chi phí sản phẩm, chi phí sử dụng, vận hành và cả chi phí hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này được xác định dựa trên giá trị mà sản phẩm đó đem lại cho khách hàng.

Các thành phần chiến lược marketing 4C
Các thành phần trong mô hình marketing 4C

Sự thuận tiện – Convenience

Chữ C thứ 3 là Convenience – Sự thuận tiện khi khách hàng mua hàng. Tuy nhiên, ở đây sự thuận tiện không chỉ nằm ở địa điểm phân phối hàng hóa.

Với sự phát triển của công nghệ hiện tại, khách hàng không cần phải ra các địa điểm phân phối mà vẫn có thể mua được sản phẩm mình muốn. Các doanh nghiệp cần bắt kịp, thích nghi với xu thế mới, thói quen mua hàng mới của khách hàng, từ đó nghiên cứu và phân tích những dữ liệu đó để nắm bắt được sở thích mua sắm của khách hàng.

Giao tiếp – Communication

Trong mô hình 4C – Communication (Giao tiếp) chính là chìa khóa để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Các doanh nghiệp cần “lắng nghe và học hỏi”, tiếp thu ý kiến đóng góp từ khách hàng nhiều hơn để hiểu khách hàng mình nhiều hơn. Từ đó cải thiện quy trình sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng doanh số bán hàng cũng như lòng tin khách hàng.

Các bước áp dụng mô hình 4C hiệu quả

Mô hình 4C nhấn mạnh vào sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp và cách đưa ra các sự lựa chọn phù hợp.

Tìm hiểu về khách hàng

Cần tìm hiểu người mua về các vấn đề: nhu cầu, yêu cầu và thói quen mua hàng. Thấu hiểu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường mục tiêu và rút ngắn được thời gian tiến tới mục tiêu đó.

Định giá sản phẩm phù hợp

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình có mức giá phù hợp với giá trị và lợi ích mang lại cho khách hàng. Việc định giá sản phẩm sẽ phụ thuộc vào chi phí trung bình, giá trị sản phẩm đối với người tiêu dùng và giá trị so với sản phẩm của đối thủ. Nếu khách hàng có đủ khả năng và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm thì lúc ấy nhu cầu mới được chuyển đổi thành mua hàng.

Phát triển hệ thống phân phối cho khách hàng

Doanh nghiệp cần chú ý đến hệ thống phân số sản phẩm đảm bảo thuận lợi tiếp cận đến tay khách hàng và ngược lại. Hệ thống phân phối bao gồm kênh offline và kênh online. Kênh offline doanh nghiệp bao gồm lựa chọn địa điểm, cửa hàng phân phối,… Kênh online thì cần chú trọng tối ưu hóa các kênh bán hàng trực tuyến, mạng xã hội,…

Các kênh giao tiếp với khách hàng đang hướng đến

Các phương tiện truyền thông xã hội là hình thức giao tiếp thuận tiện với người dùng và thu thập được các ý kiến phản hồi về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Các thông tin liên hệ nên được bổ sung trên trang web công ty để từ đó khách hàng có thể tìm đến và gửi email hoặc góp ý.

Ngoài ra doanh nghiệp nên tận dụng social media marketing để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng. Đồng thời phát triển kênh giao tiếp qua nền tảng này cũng là một lựa chọn tối ưu.

Sự kết hợp 4P và 4C trong Marketing

Mô hình Marketing 4C và 4P sẽ mang lại hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp biết cách kết hợp chúng.

Customer kết hợp Product

Khi kết hợp sản phẩm và giải pháp, doanh nghiệp không được quên rằng mọi sản phẩm đều cần có giá trị và ý nghĩa cho khách hàng. Phải thấu hiểu khách hàng thì sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mới đáp ứng được mong mỏi và giải quyết được vấn đề khách hàng gặp phải.

Cost kết hợp Price

Ngoài giá thành thì chi phí mà khách hàng chấp nhận bỏ ra để sử dụng dịch vụ và sản phẩm cũng có vai trò rất quan trọng. Sản phẩm của doanh nghiệp cần mang lại giá trị đúng với chi phí khách hàng bỏ ra.

Sự kết hợp 4P và 4C trong Marketing
Sự kết hợp của mô hình marketing 4C và 4P

Convenience kết hợp Place

Sự kết hợp này có ý nghĩa rằng điểm bán hàng và cách phân phối của sản phẩm mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thói quen mua hàng của khách hàng. Từ đó đưa ra phương án thuận tiện nhất giúp khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm.

Communication kết hợp Promotion

Các kênh truyền thông nên được tạo nên trên cơ sở của cả khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng từ đó sẽ biết cải thiện đúng nhu cầu khách hàng cần.

Ví dụ về mô hình 4C của Vinamilk

Vinamilk là một cái tên quen thuộc trong ngành kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa. Đa số người tiêu dùng tại Việt Nam đều biết đến và sử dụng thường xuyên. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, Vinamilk đã áp dụng mô hình marketing mix 4C phù hợp và hiệu quả.

Giải quyết được nhu cầu khách hàng tìm kiếm

Vinamilk liên tục mở rộng danh mục sản phẩm như sữa tươi, sữa chua, nước trái cây,… đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người trưởng thành cho đến người cao tuổi. Việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được doanh nghiệp đưa lên hàng đầu. Vinamilk đưa ra các giải pháp dinh dưỡng với dòng sữa sạch, thơm ngon và đạt chuẩn chất lượng quốc tế.

Sản phẩm tương xứng với chi phí bỏ ra

Sản phẩm của Vinamilk 100% đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá thành lại thấp hơn so với các sản phẩm ngoại nhập. Để có một chi phí hợp lý, Vinamilk đã đẩy mạnh việc tận dụng các nguyên liệu có trong nước và đảm bảo chất lượng tốt như mong đợi. Nhờ vậy Vinamilk định giá sản phẩm phù hợp với mức chi tiêu của khách hàng.

Mô hình Marketing 4C của Vinamilk
Chiến lược marketing 4C của Vinamilk

Phân phối rộng rãi tiếp cận nhiều khách hàng

Để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năm, tăng độ nhận diện thương hiệu, Vinamilk xây dựng chiến lược quảng cáo đa kênh như TV, báo đài, social marketing,… Các kênh bán hàng offline, online cũng được phát triển mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành.

Tạo ra sự tương tác giữa công ty và khách hàng

Vinamilk đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, tài trợ học bổng và các hoạt động xã hội. Ngoài ra các kênh phân phối của Vinamilk liên tục đón nhận ý kiến, góp ý của khách hàng. Đào tạo nghiệp vụ giải quyết vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng.

Lời kết

Mô hình 4C trong Marketing ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Hy vọng từ những thông tin trên, các bạn phần nào đã nắm được Marketing mix 4C là gì. Ngoài mô hình 4C, Tech-One khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về Marketing online để có một chiến lược marketing đem đến kết quả tốt hơn. Truy cập ngay trang Blog của Tech-One để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Chi phí marketing chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý?

      Chi phí marketing nên chiếm 6-12% tổng doanh thu đối với các doanh nghiệp B2C, đối với các doanh nghiệp B2B thì 2-6% là hợp lý nhất.

      Đọc thêm
      Ưu và Nhược điểm khi thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Ưu điểm & Nhược điểm khi Thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Trong thời đại số bùng nổ hiện nay, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm những chiến lược trực […]

      Đọc thêm
      What's the Difference Between SEO and SEM in Digital Marketing?

      Phân tích Sự khác biệt giữa SEM SEO Digital Marketing

      SEM SEO Digital Marketing là một thuật ngữ rộng lớn, trong đó Digital Marketing bao gồm SEM, SEO, và các chiến lược tiếp thị trực tuyến khác.

      Đọc thêm