Bạn là một người yêu thích công nghệ và internet, mong muốn làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo? Ngành digital marketing chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn. Vậy thì ngành digital marketing là gì? Có nên học ngành digital marketing hay không? Cùng Tech-One tìm hiểu cơ hội việc làm thời đại công nghệ 4.0 trong bài viết này.
Ngành digital marketing là gì?
Ngành digital marketing là ngành thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá trên các nền tảng kỹ thuật số hiện đại. Ngày nay, các phương thức marketing truyền thống không còn mang lại kết quả vượt trội như chúng ta kỳ vọng. Vậy nên các doanh nghiệp chuyển sang các kênh thông tin điện tử như email, website, mạng xã hội,.. Người làm digital marketing sẽ sử dụng các nền tảng kỹ thuật số kể trên để xây dựng và đẩy mạnh những yếu tố về thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Tại sao nên học ngành digital marketing?
Dựa vào các báo cáo liên quan đến xu hướng digital, thì tần suất người Việt Nam sử dụng các nền tảng online nói chung và mạng xã hội nói riêng ngày một tăng nhanh. Internet trở thành phương tiện tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và nhiều nhất có thể.
Bởi vậy mà các doanh nghiệp sẽ có những cơ hội lớn tiếp cận đối tượng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu và tác động đến quá trình mua hàng của họ thông qua digital marketing.
Vậy thì học digital marketing để làm gì? Trong tương lai, cùng với việc những công nghệ mới như AI, Big Data ngày càng phát triển, digital marketing sẽ trở thành một phần bắt buộc trong mọi kế hoạch quảng bá, tiếp thị của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.
Do đó, có thể nói, ngành digital marketing dần trở nên quan trọng và mở ra nhiều cơ hội cho những ai theo học.
Digital marketing học những môn gì?
Digital marketing gồm những gì? Dưới đây là một số môn không thể thiếu trong digital marketing các bạn có thể tham khảo để có cái nhìn tổng quan.
SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là sự kết hợp của việc phát triển nội dung và các công cụ tiếp thị kỹ thuật số, nhằm đưa trang web hay sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lên các vị trí top đầu của công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO có mối liên hệ chặt chẽ tới sáng tạo nội dung hữu ích cung cấp cho người tiêu dùng, xây dựng và phát triển nội dung social, các công cụ tối ưu website,…
Email marketing
Email marketing chính là một kênh hỗ trợ các hoạt động truyền thông trong chiến dịch quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng nội dung đúng đối tượng mục tiêu là một phương thức lan tỏa thông tin mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Email marketing cũng liên quan tới việc sáng tạo nội dung, thiết kế, đo lường và cả nghiên cứu khách hàng,…
Content marketing
Nội dung là thành phần quan trọng trong mọi hoạt động digital marketing. Nếu thiết kế đẹp, giao diện trang web tối ưu nhưng nội dung không hữu ích thì cũng không thu hút được khách hàng tiềm năng.
Một số công việc của một người làm content marketing: quản lý và xây dựng nội dung các nền tảng mạng xã hội, biên tập, biên kịch, viết quảng cáo,…
Mobile Marketing
Đây là một cách marketing quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách truyền tải hình ảnh, thông điệp tới người tiêu dùng thông qua các thiết bị di động, máy tính bảng,…
Hiện nay, hầu hết ai cũng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hiện đại, nên việc áp dụng mobile marketing rất phổ biến và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Social Media
Social media bao gồm những nền tảng online như các website chia sẻ thông tin, blog, mạng xã hội,… Những nền tảng này được sử dụng để xây dựng nội dung, chia sẻ, bàn luận trực tiếp thông qua internet.
Nghề Digital Marketing là làm những gì?
Để hiểu rõ hơn ngành digital marketing làm những gì, Tech-One giới thiệu các vị trí trong ngành digital marketing phổ biến sau đây.
Nhân viên PR và Marketing online
Nhân viên PR & Marketing là người có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các công tác quản lý, đo lường kế hoạch marketing truyền thông trên nhiều kênh khác nhau. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, tăng độ phủ thương hiệu, thúc đẩy quá trình bán hàng và nâng cao doanh số.
Chuyên viên Chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp
Đây là những người thực hiện công việc liên hệ trực tiếp với khách hàng để giải đáp thắc mắc và khiếu nại có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của công việc là mang tới sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng.
Thông qua các chuyên viên chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có khả năng thu hút thêm khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành.
Chuyên viên thiết kế, quản trị website
Người làm vị trí này cần thực hiện 2 công việc thiết kế trang web và điều hành, quản trị web.
- Thiết kế web cần tạo ra những trang web đẹp mắt, phù hợp với sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm về màu sắc, hình ảnh và cách bố trí các đường liên kết hài hòa và tối ưu quá trình sử dụng.
- Quản trị web cần thực hiện các hoạt động nhằm tối ưu, đảm bảo trang web vận hành một cách tốt nhất, đồng thời nâng cao trải nghiệm của người dùng. Một chuyên viên thiết kế và quản trị web cần am hiểu về lập trình, nội dung để thu hút khách hàng.
Nhân viên tổng hợp và phân tích dữ liệu online.
Người thực hiện thu thập và phân tích sâu dữ liệu ở các dạng như đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo được gọi là chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu online. Sau khi phân tích, họ sẽ sử dụng các dữ liệu đã phân tích để xác định xu hướng có thể xảy ra trong tương lai.
Cơ hội việc làm ngành Digital Marketing hiện nay
Ngành digital marketing có những yêu cầu khắt khe về khả năng thực hành. Nhưng khi đã tự tin thành thạo trong một lĩnh vực nào đó, các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm con đường phát triển cho bản thân. Bạn có thể lực chọn những cơ hội việc làm ngành digital marketing sau đây:
- Làm việc trong môi trường agency – công ty truyền thông chuyên cung cấp giải pháp digital marketing. Các bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo nhưng cần khả năng chịu áp lực cao.
- Làm việc trong môi trường client – bộ phận digital marketing của một doanh nghiệp cụ thể, tập trung vào một sản phẩm nhất định.
- Làm tự do, freelancer: bạn sẽ được tự do quản lý thời gian, không gian và chủ động trong công việc của mình.
Hy vọng từ những thông tin chia sẻ trên các bạn đã hiểu ngành digital marketing là gì và nên làm gì để trở thành một digital marketer. Có rất nhiều cơ hội việc làm thời đại công nghệ 4.0 dành cho ngành digital marketing, việc của bạn là chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Nếu bạn là người đam mê lĩnh vực marketing, truy cập vào blog của Tech-One để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!