Phân tích SWOT là gì? Bật mí các chiến lược SWOT phổ biến

Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn cách phân tích SWOT từ A - Z

Phân tích SWOT được đánh giá là một công cụ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ được ứng dụng trong kinh tế mà SWOT còn được dùng để thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch cho mọi ngành nghề trong cuộc sống.

Vậy phân tích SWOT là gì? Xây chiến lược SWOT như thế nào mang lại hiệu quả tối ưu? Tech-One sẽ bật mí một số chiến lược SWOT phổ biến giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình phân tích giúp doanh nghiệp nhìn ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Đồng thời xác định, tìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài, hướng đi của doanh nghiệp.

  • Nâng cao, phát triển thế mạnh.
  • Đưa ra phương án giải quyết nhược điểm.
  • Hạn chế, loại bỏ nguy cơ xấu tác động.
  • Tận dụng và phát triển cơ hội.

Khi làm tốt quá trình phân tích SWOT, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lên kế hoạch chiến lược và quản lý kinh doanh một cách hiệu quả, hợp lý.

Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là gì?

Ma trận SWOT bắt nguồn từ đâu?

Vào những năm 1960 đến năm 1970, các nhà khoa học trong viện nghiên cứu Stanford – California đã nghiên cứu tìm ra nguyên nhân thất bại trong thực hiện kế hoạch của nhiều doanh nghiệp. Có 500 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất theo bình chọn của tạp chí Fortune đã tham gia khảo sát trong thời gian 9 năm.

Sự hình thành của ma trận SWOT
Sự hình thành của ma trận SWOT

Ban đầu, ma trận SWOT có một tên gọi khác là SOFT. Đó là viết tắt của các từ: Satisfactory (Tốt trong hiện tại), Opportunity (Tốt trong tương lai), Fault (Xấu trong hiện tại) và Threat (Xấu trong tương lai).

Vào năm 1964, mô hình SOFT được giới thiệu tại Thụy Sĩ. Nhóm các nhà nghiên cứu đã đổi yếu tố Fault thành Weakness. Từ đó ma trận SWOT được hình thành và chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Đến năm 2004, ma trận SWOT chính thức hoàn thiện. Nó đã chứng minh hiệu quả trong việc thiết lập các mục tiêu của một tổ chức/ doanh nghiệp hoàn toàn độc lập.

Ma trận SWOT là gì? Cách xây dựng chiến lược SWOT

Ma trận SWOT là gì? SWOT là viết tắt các chữ cái đầu tiên của các từ trong tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là một mô hình cơ bản trong phân tích chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố bên trong nội bộ, liên quan trực tiếp đến hoạt động, đặc trưng của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố mà doanh nghiệp có thể thay đổi để cải thiện hơn trong tương lai.

Cơ hội và thách thức là yếu tố ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài. Nguồn cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh thay đổi,… là các yếu tố có thể xảy ra, thay đổi liên tục và khó kiểm soát được.

Ma trận SWOT và cách xây dựng chiến lược SWOT
Ma trận SWOT và cách xây dựng chiến lược SWOT

Strength (Điểm mạnh)

Thế mạnh là khả năng và các nguồn lực mà đem lại cho công ty lợi thế cạnh tranh. Thế mạnh cơ bản là phần giá trị gia tăng sinh ra từ chuỗi giá trị cho khách hàng mà đổi thủ không thể tạo ra được. Ví dụ: Thế mạnh của một sản phẩm là giá rẻ hơn các sản phẩm của đối thủ khác. Nhưng thực chất giá sản phẩm rẻ là do chi phí thấp tạo thành.

Weakness (Điểm yếu)

Trái ngược với thế mạnh là nhược điểm. Nhược điểm cũng là yếu tố quan trọng trong phân tích Marketing. Doanh thu sẽ bị ảnh hưởng xấu khi khách hàng nhận định rằng đây là thương hiệu kém. Hoặc khách hàng coi sản phẩm của doanh nghiệp đó là không đáng tin cậy hay đắt đỏ. Giống với thế mạnh, nhược điểm xuất phát từ chuỗi giá trị.

Opportunities (Cơ hội)

Cơ hội miêu tả những thay đổi có thể thực hiện được để nâng cao vị thế của mình. Trong danh sách các cơ hội có thể bao gồm các nguồn ngân sách lớn. Doanh nghiệp có thể có cơ hội phát triển thị phần nhiều hơn bằng cách chi tiêu nhiều hơn cho các chiến dịch Marketing.

Threat (Thách thức)

Mối đe dọa trong mô hình SWOT cho thấy rằng việc một doanh nghiệp dễ bị tác động đến sự phát triển trên thị trường như thế nào. Một doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch cụ thể để phòng ngừa trước những mối đe dọa có thể xảy đến để tìm cách phòng ngừa hợp lý. Tránh bị tấn công bởi các mối đe dọa không được dự tính trước ở trong bản kế hoạch.

Lợi ích khi thực hiện chiến lược SWOT

Khi phân tích mô hình SWOT, doanh nghiệp dù trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có thể hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức.

Cụ thể là doanh nghiệp sẽ hiểu rõ doanh nghiệp mình đang có điểm gì hơn so với đối thủ, điểm cần khắc phục, những cơ hội doanh nghiệp cần tranh thủ triển khai và lập kế hoạch những mối đe dọa trong tương lai sắp gặp phải.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào mô hình SWOT mà không nhất định là những CEO cao cấp, quản lý, nhân viên, hoặc chính khách hàng. SWOT còn là công cụ áp dụng để tăng sức mạnh làm việc nhóm, tăng tính đoàn kết và thúc đẩy thành viên đóng góp ý kiến cá nhân để xây dựng các chiến lược chung.

Lợi ích khi thực hiện chiến lược SWOT
Lợi ích khi thực hiện chiến lược SWOT

Nên thực hiện ma trận SWOT khi nào?

Sau khi hiểu chiến lược SWOT là gì thì khi nào thực hiện ma trận SWOT hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất?

  • Đầu năm: Bằng cách rà soát lại năm vừa qua và kế hoạch hướng tới phía trước, phân tích vào thời điểm này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho năm tiếp theo.
  • Thực hiện thường niên: Vì thị trường không ngừng thay đổi theo thời gian nên cần xem xét lại thường xuyên, đánh giá lại chiến lược SWOT ít nhất là nên một năm một lần.
  • Khi xảy ra chuyển biến lớn: Một sự thay đổi lớn về tài chính hoặc một sự thay đổi về chính trị,… cũng là lúc cần nên xem lại mô hình này.
  • Khi bạn có một ý tưởng mới độc đáo về kinh doanh: Lúc này hãy lập bảng phân tích SWOT để bạn có thể nắm rõ được tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của mình.
Nên thực hiện ma trận SWOT khi nào?
Nên thực hiện ma trận SWOT khi nào?

Một số bài SWOT mẫu phổ biến

Để hiểu hơn về mô hình SWOT, Tech-One gửi tới các bạn một số bài SWOT mẫu phổ biến về bản thân, doanh nghiệp và trong cả học tập.

Ví dụ về mô hình SWOT của bản thân

Để hình dung một cách dễ nhất, chúng ta coi bản thân mình là một doanh nghiệp để phân tích mô hình SWOT.

  • Điểm mạnh: Các điểm tích cực, ưu thế của bản thân như kỹ năng văn phòng, học vấn, khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc về các công việc liên quan,…
  • Điểm yếu: Tất cả những nhược điểm của bản thân, cần cải thiện để đạt được mục tiêu của mình. Thói quen xấu của bản thân, chuyên môn chưa phù hợp, kỹ năng giao tiếp kém,…
  • Cơ hội và thách thức: Chúng ta nên cân nhắc so sánh bản thân với đối thủ (trong trường hợp xin việc). Để biết mình yếu hơn những điểm nào và nên giải quyết nó như thế nào. Từ đó đưa ra những chiến lược phát triển bản thân cụ thể hơn.

Ví dụ về mô hình SWOT của doanh nghiệp

Khi triển khai một dự án mới, doanh nghiệp cần hiểu mình đang có ưu thế gì và bất lợi nào để ứng phó kịp thời. Ma trận SWOT của một doanh nghiệp như sau:

  • Strength (Điểm mạnh): đưa ra các đặc điểm lợi thế của doanh nghiệp đã có như nguồn lực, tài chính, kinh nghiệm và quy trình hoạt động,…
  • Weakness (Điểm yếu): Tìm hiểu tất cả những đặc điểm không tốt trong nội bộ gây ra bất lợi so với các bên đối thủ cạnh tranh.
  • Opportunity (Cơ hội): Các yếu tố trong môi trường bên ngoài có thể khai thác những lợi thế tác động đến doanh nghiệp hoặc dự án. Một số yếu tố như xu hướng tương lai, kinh tế, nhân khẩu học,..
  • Threat (Thách thức): Ngược lại với Opportunity, doanh nghiệp cần nguyên cứu những tác động xấu của môi trường bên ngoài có thể gây nên rắc rối cho dự án.

Tìm hiểu thêm kiến thức về mô hình AISAS, mời các bạn tham khảo bài viết Mô hình AISAS là gì? Cách ứng dụng AISAS vào Marketing tại đây.

Ví dụ mô hình SWOT của doanh nghiệp
Ví dụ mô hình SWOT của doanh nghiệp

Mô hình SWOT trong học tập

Các bạn sinh viên mọi chuyên ngành đều có thể sử dụng mô hình SWOT để phát triển việc học của bản thân. Một ví dụ về mô hình SWOT của sinh viên:

  • Điểm mạnh: Xét trên các ưu điểm mà chuyên ngành mang lại như môi trường học tập, chất lượng đào tạo. Kỹ năng tốt của bản thân.
  • Điểm yếu: So sánh kiến thức với xu hướng hiện tại và đưa ra những điểm yếu của bản thân trong học tập.
  • Cơ hội: Có cơ hội nhận học bổng, tạo mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo, quản lý giỏi. Chuyên ngành có xu hướng được ưa chuộng trong tương lai. Tạo điều kiện trau dồi, phát triển các kỹ năng mềm, ngoại ngữ,…
  • Thách thức: Môi trường học tập căng thẳng. Hạn chế về mặt thời gian vừa học vừa làm. Nhiều sinh viên có chuyên môn và kinh nghiệm cao hơn….

Trên đây là những thông tin giải đáp về SWOT mà Tech-One muốn gửi tới các bạn. Hy vọng từ chia sẻ này các bạn sẽ hiểu và thực hiện mô hình SWOT đúng cách. Để có một chiến lược marketing tốt hơn, truy cập ngay Blog của Tech-One để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Colin-cricle

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Chi phí marketing chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý?

      Chi phí marketing nên chiếm 6-12% tổng doanh thu đối với các doanh nghiệp B2C, đối với các doanh nghiệp B2B thì 2-6% là hợp lý nhất.

      Đọc thêm
      Ưu và Nhược điểm khi thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Ưu điểm & Nhược điểm khi Thuê Digital Agency ở Việt Nam

      Trong thời đại số bùng nổ hiện nay, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm những chiến lược trực […]

      Đọc thêm
      What's the Difference Between SEO and SEM in Digital Marketing?

      Phân tích Sự khác biệt giữa SEM SEO Digital Marketing

      SEM SEO Digital Marketing là một thuật ngữ rộng lớn, trong đó Digital Marketing bao gồm SEM, SEO, và các chiến lược tiếp thị trực tuyến khác.

      Đọc thêm