Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner đầy đủ (2022)

Cách sử dụng google keyword planner

Nghiên cứu và lập kế hoạch từ khoá là một trong những bước cơ bản và cần thiết khi thực hiện bất kỳ chiến dịch SEO hay Adwords nào.

Vậy làm thế nào để việc phân tích và đánh giá từ khóa thật sự hiệu quả?

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Google Keyword Planner để tối ưu các từ khóa cho mọi chiến dịch, cùng theo dõi nhé!

Google Keyword Planner là gì?

Google Keyword Planner (GKP) là công cụ giúp các SEOer tìm kiếm những từ khóa phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình, ví dụ lập kế hoạch từ khóa chi tiết cho các chiến dịch quảng cáo Google.

Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner cho người mới bắt đầu.
Google Keyword Planner là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner cho người mới bắt đầu.

Tầm quan trọng của Google Keyword Planner

Là công cụ không thể thiếu đối với các SEOer, GKP sở hữu những ưu điểm cực kỳ nổi bật khi tối ưu hoá các từ khóa cho các chiến dịch SEO cũng như các chiến dịch quảng cáo trả phí. Dựa vào những report này, các SEOer dễ dàng xác định được mức chi phí cũng như những từ khoá nào sẽ hiệu quả nhất cho chiến dịch của mình. Vậy GKP đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Đọc thêm: Hướng Dẫn A-Z Cách Tìm Keyword SEO.

Hỗ trợ người dùng lập kế hoạch quảng cáo

Ngoài nguồn traffic tự nhiên thì việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo trả phí cũng là một trong những cách giúp các SEOer có nguồn traffic lớn và tiếp cận được tệp khách hàng của mình.

Công cụ này sẽ giúp cho bạn biết được có bao nhiêu lượt tìm kiếm từ khóa hàng tháng, bao nhiêu người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn kinh doanh để từ đó bạn sẽ có những hoạch định cụ thể cho từng chiến dịch của mình.

Lập kế hoạch tối ưu cho quảng cáo từ Google Keyword Planner
Lập kế hoạch tối ưu cho quảng cáo từ Google Keyword Planner

Chọn phương án tiếp cận các từ khóa đối với chiến dịch quảng cáo

Các SEOer có thể chọn một nhóm các từ khoá để thêm vào chiến dịch quảng cáo của mình sau khi đã phân tích một cách cụ thể. Với chức năng đưa ra bảng dự toán tổng thể sẽ giúp bạn có góc nhìn toàn diện hơn cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Một ưu điểm nổi bật của GKP là bạn hoàn toàn có thể download toàn bộ dữ liệu về, từng chức năng trên đây thể hiện rất cụ thể cho thấy sự tối ưu của công cụ này so với các tool khác.

Tìm những từ khóa mới tiềm năng

Không chỉ hỗ trợ tìm kiếm những từ khóa thuộc lĩnh vực mà bạn đang cần khai thác, GKP còn cho phép các SEOer tìm kiếm và phân tích những từ khoá có liên quan một cách chi tiết hơn.

Có thể nói, keyword là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một chiến dịch SEO hay Adwords nào. Vì vậy, người làm SEO hay chạy Ads phải thật chú ý vấn đề này để đưa ra những hoạch định rõ ràng cho chiến dịch của mình.

Ngoài những công cụ trên Tech-One đã đề cập đến thì bạn không nên bỏ qua một công cụ Ahrefs nếu bạn muốn tìm kiếm được những từ khóa tìm tiềm năng nhé.

Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner

Đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các từ khoá, GKP là công cụ đắc lực mà người làm SEO hay chạy ads phải biết. Vậy công cụ này được dùng thế nào?

Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner, cùng xem chi tiết nhé!

Bước 1: Truy cập GKP

Là công cụ hoàn toàn miễn phí được cung cấp từ Google, để sử dụng được công cụ này thì bạn cần phải có tài khoản Google Ads.

Login tài khoản Google Ads => Tool and Settings (biểu tượng hình cờ lê như hình)

Sau đó, click vào biểu tượng cờ lê
Sau đó, click vào biểu tượng cờ lê

Chọn Keyword Planner

Chọn “Keyword Planner”
Chọn “Keyword Planner”

Sẽ có hai tính năng là “Discover New Keywords” (Khám phá các từ khóa mới) và “Get search volume and forecasts” (Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán).

“Discover New Keywords” và “Get search volume and forecasts”
“Discover New Keywords” và “Get search volume and forecasts”

Bước 2: Chọn công cụ

Khám phá những keywords mới – Discover New Keywords

Với chức năng là tìm kiếm từ khoá mới, chỉ cần nhập thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn => nhấn Enter và nhận kết quả.

Nhập các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn.

Nhập các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn
Nhập các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn

Lưu ý: Bạn cũng có thế nhập nhiều từ khoá cùng lúc, các từ khoá cách nhau bằng dấu phẩy.

Có thể nhập nhiều keyword cùng lúc và phân cách chúng bằng dấu phẩy
Có thể nhập nhiều keyword cùng lúc và phân cách chúng bằng dấu phẩy

Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán từ khóa – Get search volume and forecasts

Nếu bạn có một list các từ khoá cần check thì đây là tính năng dành cho bạn. Nó sẽ giúp bạn xem thứ hạng, giá thầu (CPC), search volume của bất kỳ từ khoá nào mà bạn nhập vào.

Bạn tiến hành sao chép danh sách và dán vào thanh tìm kiếm => SAVE

Sao chép và dán danh sách các từ khóa vào trường tìm kiếm, sau đó nhấn “Save”.
Sao chép và dán danh sách các từ khóa vào trường tìm kiếm, sau đó nhấn “Save”.

Bước 3: Lọc và sắp xếp kết quả

Sau khi hiển thị kết quả thì bạn sẽ lọc danh sách các từ khoá theo mức độ liên quan từ cao đến thấp.

Danh sách từ khóa sau khi lọc theo mức độ liên quan
Danh sách từ khóa sau khi lọc theo mức độ liên quan

Có 4 tùy chọn: Vị trí, ngôn ngữ, mạng tìm kiếm và phạm vi ngày.

Có 4 tuỳ chọn
Có 4 tuỳ chọn
  • Vị trí: thể hiện quốc gia mà mình đang tiếp thị.
  • Ngôn ngữ: là ngôn ngữ từ khóa cần phân tích
  • Mạng tìm kiếm: cho biết rằng bạn chỉ muốn quảng cáo trên Google hay trên Google và cả các đối tác tìm kiếm khác của Google.
  • Phạm vi ngày: mặc định là 12 tháng.

Tính năng thêm bộ lọc (Add Filter)

  • Keyword text: cho phép hiển thị những keyword chứa một từ/ cụm từ nhất định.
  • Lọc những keyword chứa 1 từ/cụm từ nhất định
  • Exclude Keywords in my account: giúp loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu trong AdWords.
  • Exclude Adult Ideas: Loại trừ các từ khóa liên quan đến nội dung “người lớn”
  • Avg. Monthly Searches: giúp lọc ra những từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm và loại đi những keyword không có lượt tìm kiếm nào.
  • Sắp xếp keyword theo lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng: Để biết được từ khoá nào có nhiều lượt tìm kiếm thì thực hiện lọc các từ khoá có lượt tìm kiếm từ thấp đến cao.
Sắp xếp từ khóa có lượng tìm kiếm từ thấp đến cao
Sắp xếp từ khóa có lượng tìm kiếm từ thấp đến cao
Competition
Competition
  • Competition: là điểm cạnh tranh của Adwords chứ không phải là cạnh tranh trên bảng xếp hạng tìm kiếm Google. Lọc keyword theo mức độ cạnh tranh thấp – trung bình – cao

Một vài điều cần lưu ý:

  • Ad Impression Share: là tỷ lệ quảng cáo áp dụng cho chiến dịch Adwords.
  • Top of Page Bid: Giá đấu thầu trang là chi phí bạn có thể thể cho từ khoá ở vị trí top 1.
  • Organic Impression Share: Tỷ lệ hiển thị tự nhiên là tần suất website xuất hiện trong kết quả không phải trả phí cho mỗi từ khóa.
  • Organic Average Position: Vị trí trung bình tự nhiên là vị trí trung bình cho mỗi keyword trên Google không phải trả phí.
  • Broaden Your Search: “Mở rộng tính năng tìm kiếm là một tính năng mới hiển thị cho các từ khóa có sự liên quan đến các cụm từ bạn đã nhập.

Bước 4: Phân tích và lên ý tưởng từ khóa

Sau khi lọc được kết quả thì tiếp theo là lên kế hoạch phân tích keywords:

Phân tích các thuật ngữ trong phần “Ý tưởng từ khóa”
Phân tích các thuật ngữ trong phần “Ý tưởng từ khóa”

Diễn giải từng thuật ngữ:

  • Keyword (by relevance): Là các từ khóa mà Google đánh giá là có liên quan nhất đến từ khoá hoặc URL đã nhập trước đó.
  • Avg. monthly searches : thể hiện số lượng tìm kiếm từ khóa trung bình hàng tháng.
  • Pro Tip: chú ý các từ khóa theo trend
  • Competition: Sự cạnh tranh không liên quan đến SEO, mà đơn giản là số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho từ khóa đó.
  • Top of Page Bid: Giá thầu cho từ khoá khi xuất hiện vị trí đầu trang.

Bước 5: Chọn keyword

Chọn keyword là bước cuối cùng để tối ưu hoá chiến dịch của mình. Đây là một bước không hề đơn giản bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn từ khoá. Vậy, phải làm sao để biết nên chọn từ khoá nào?

Có rất nhiều tiêu chí để chọn keyword, tuy nhiên các bạn chỉ nên dựa vào 3 tiêu chí chính:

  • Khối lượng tìm kiếm: Có thể nhận định khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa đó càng có nhiều traffic.
  • Mục đích thương mại: Khi mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất càng cao thì càng dễ chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền khi họ truy cập vào web của bạn.
  • Độ cạnh tranh SEO không phải trả tiền: Việc đánh giá sự cạnh tranh của keyword trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google cần được đào sâu hơn. Thế nên, việc cần làm là xem xét những trang web đứng đầu trên bảng kết quả và xem cách để đứng được ở vị trí đó.

Kết luận

Tóm lại, việc vận dụng công cụ Google Keyword Planner là rất cần thiết cho bất kỳ SEOer hay nhà quảng cáo nào khi mới bắt đầu bởi keyword là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành bại của mỗi chiến dịch.

Vì vậy, qua những chia sẻ trên hi vọng có thể giúp cho các SEOer biết được công cụ GKP là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner một cách chi tiết và bài bản nhất.

Ghé thăm Công ty SEO Việt Nam – nơi chia sẻ kiến thức, tài liệu hay ho, bổ ích về SEO nói riêng và Marketing nói chung. Cảm ơn bạn!

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách sử dụng Google tag manager chi tiết nhất

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tham khảo cách đạt mục tiêu doanh nghiệp ngay tại đây.

Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

    About Colin VN

    Về Colin

    Tôi là Colin, CEO của Tech-One, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số tại Việt Nam.

    Đội ngũ của chúng tôi luôn đem đến chiến lược thông minh giúp tăng khách hàng tiềm năng, đạt lượng truy cập lớn và doanh
    thu khủng.

    Đạt truy cập khủng NGAY BÂY GIỜ!

    Chào bạn, tôi là Colin! Tôi muốn giúp doanh nghiệp bạn phát triển tối ưu. Bạn đã sẵn sàng cho thành công của mình chưa?

      BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content

      Hướng Dẫn Cơ Bản Về Chiến Lược Cornerstone Content Là Gì

      Cornerstone content là gì? Cornerstone content, hay nội dung nền tảng, có thể được coi là những bài viết hoặc […]

      Đọc thêm
      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Cách Tạo Web Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Để Phát Triển Nhanh Trên Trực Tuyến

      Thương mại điện tử đang phát triển, cung cấp cho các công ty một nền tảng để thâm nhập thị […]

      Đọc thêm
      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Cách Bắt Đầu Kinh Doanh TMĐT Tiết Kiệm 2024

      Tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh TMĐT tiết kiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ lựa chọn thị trường ngách, thiết lập trang web miễn phí cho đến dropshipping và SEO.

      Đọc thêm