Đối với nhiều SEOer, công cụ Google Tag Manager đã không còn xa lạ. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của công cụ này thì không phải ai cũng biết.
Vậy Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager một cách chi tiết dành cho người mới bắt đầu.
Cùng Công ty SEO theo dõi bài viết ngay sau đây nhé nhé!
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager (GTM) được định nghĩa là một công cụ thiết lập ra để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp giữa các phòng ban, theo dõi các chiến dịch marketing, quản lý thẻ JavaScript và HTML, chủ động update trang web khi cần.
Những lợi ích khi sử dụng GTM
Lợi ích tối ưu hóa chuyển đổi và người dùng
- GTM giúp hỗ trợ tracking toàn bộ hành vi user trên website một cách nhanh chóng
- GTM giúp testing để kiểm chứng hiệu quả, react của trang web real-time để có những điều chỉnh phù hợp
- GTM giúp dễ dàng duplicate, re-use template khi cần
- Miễn phí các template
- GTM giúp track cả Sub Domain/Cross Domain
- Ngoài ra còn các lợi ích khác như: bảo mật, quản lý user, quản lý version, workspace
Lợi ích của GTM trong SEO
- Chèn schema vào trang web từng trang theo mong muốn
- Chèn schema tự động cho toàn bộ page trên trang web của bạn
- Gắn tracking người dùng để dễ dàng biết được hành vi của user và cải thiện các trải nghiệm liên quan như content, UX/UI
Những hạn chế của GTM
Bạn phải có một số kiến thức kỹ thuật , ngay cả đối với thiết lập cơ bản
Để sử dụng GTM thì đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức kỹ thuật cơ bản. Dù rằng có tài liệu hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager nhưng nếu mới dùng lần đầu thì cũng rất gây khó hiểu.
Đầu tư nhiều thời gian
Nếu bạn không phải là nhà phát triển dày dặn kinh nghiệm thì phải mất một khoảng thời gian khá lâu để nghiên cứu và đầu tư vào đây.
Dành thời gian cho các vấn đề khắc phục sự cố.
Để khắc phục sự cố diễn ra khi thiết lập thẻ, trình kích hoạt và biến chúng ta có nhiều cách. Nếu như không thường xuyên sử dụng GTM thì bạn sẽ rất dễ quên những gì đã học.
Cách cài đặt Google Tag Manager
Để cài đặt GTM bạn cần làm theo các bước sau:
Tạo tài khoản GTM
Vào GTM > Login bằng tài khoản Google > Tạo một tài khoản GTM.
Bước 1: Thiết lập tài khoản
Nhập thông tin chung => chọn tên quốc gia => click “Tiếp tục“.
Nên sử dụng tên công ty hoặc tên trang web khi đặt tên tài khoản để tiện trong khâu quản lý.
Tạo và thiết lập Container
Trong mục “Tên vùng chứa” => nhập tên vùng chứa
Bước 2: Thiết lập vùng chứa
Sau đó click chọn “Nơi sử dụng vùng chứa“ => click chọn container như web, IOS, AMP, Android => Click TẠO
Gắn mã code Google Tag Manager vào website
Sau khi Tạo vùng chứa thành công sẽ hiện ra một cửa sổ hiển thị các thông tin về điều khoản khi sử dụng GTM => click CÓ
Xuất hiện 2 bảng chứa mã code của container vừa tạo.
Tiếp theo thực hiện 2 thao tác sau:
- Sao chép và dán đoạn code GTM đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>
- Sao chép và dán đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body>
Để kiểm tra lại bạn đã cài đặt GTM đúng hay chưa, tiến hành cài đặt công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome của mình.
Khi cài đặt thành công, bạn chỉ cần bật trang web của mình lên, click vào biểu tượng Tag Assistant trên thanh công cụ.
Nếu thẻ Tag Manager có màu vàng hoặc màu xanh (như hình trên) thì chứng tỏ bạn đã setup thành công GTM. Trường hợp thẻ Tag Manager hiện màu đỏ, là bạn đã làm sai bước nào đó nên chưa cài đặt thành công, cần kiểm tra lại ngay.
Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager: Tags & Triggers
Trong GTM có 2 phần chính, trong đó:
- Tags (hành động) – Thông báo đến GTM bạn đang muốn làm gì, ví dụ như “bạn đang muốn gửi một page view tới Google Analytics (GA)”
- Triggers (kích hoạt) – Thông báo đến GTM khi nào bạn muốn gắn Tag Manager, ví dụ như “bất cứ lúc nào có người ghé thăm 1 webpage của bạn”
Tiến hành tạo tài khoản:
Cách setup Tag Manager Google
Có 5 bước chính khi setup Tag Manager Google
Bước 1: Tạo ra thẻ Tag Manager mới
Tạo ra thẻ mới bằng cách nhấp vào mục “Tags” => New
Lúc này trình quản lý thẻ của Google sẽ muốn biết loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ => chọn vào GA
Bước 2: Chọn mục GA: Universal hoặc Classic Analytics
Trong GTM sẽ có 2 lựa chọn là: Universal hoặc Classic Analytics => chọn Universal
Click “Continue” và cung cấp cho GTM biết về nơi thông tin page view được gửi đến.
Bước 3: Định dạng cấu trúc thẻ
Điền đầy đủ thông tin Property ID thật của mình vào. VD: Property ID là “UA-12345678-9”
Bước 4: Xác định trình kích hoạt triggers
Click chọn “Continue” xác định trình kích hoạt. Lưu ý: “trigger” là cách bạn thông báo cho GTM biết khi nào nó cần kích hoạt thẻ đặc biệt này.
Để báo cáo số pageview khi có user truy cập vào website => chọn “all page” từ danh sách các triggers cài sẵn.
Bước 5: Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag
Chọn “All Page” => “Create tag”
Trình quản lý thẻ Google sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho một thẻ mới => Đặt tên cho thẻ ngay.
Sau khi đặt tên thẻ xong => Xuất bản
Variables (Các biến) trong GTM
GTM còn có 1 chức năng khác là “các biến dữ liệu” – variables. Biến dữ liệu này cho phép GTM truy cập để bổ sung những thông tin đã yêu cầu trước đó.
Cách tạo biến dữ liệu
Bước 1: Vào mục “Variables”
Bước 2: Chọn kiểu biến mà bạn muốn tạo.
Bước 3: Gán giá trị phù hợp và đặt tên cho biến
GTM luôn yêu cầu được biết giá trị mà bạn sẽ gán cho biến mới của mình.
Bước 4: Tuỳ chỉnh biến
Sau khi lưu biến mới bạn cần quay lại phần tag chỉnh sửa để sử dụng biến mới. Chỉ cần chọn thẻ GA – Page view để tạo trước đó và chỉnh sửa
Bạn sẽ phải tìm ra UA # mà bạn đã nhập và tiến hành xóa nó đi => nhấn vào “block” phía tay phải và chọn biến có thể dùng.
Bước 5: Chọn biến “UA của tôi” => SAVE
Ứng dụng khác của Google Tag Manager: Thẻ tag, trình kích hoạt và biến dữ liệu
Tạo một thẻ tag
Cần kích hoạt một số biến được tích hợp sẵn để GTM có thể tự động thu thập các số liệu cần thiết.
Click Variables => chọn tất cả các biến các Pages & Utilities bảng “Configure”
Kích hoạt các biến trong phần variables
Định cấu hình biến tích hợp
Biến tích hợp
Bạn có một thẻ tag thông báo đến GTM để nó báo cáo dữ liệu số click ghi nhận được tới GA.
Trình kích hoạt Trigger
Tiếp theo, bạn cần phải khai báo GTM biết là khi nào nó sẽ thông báo các thông tin chi tiết này đến GA. Bạn cần phải dùng đến Trigger
Chọn“Click” => “New”
Biến dữ liệu
Sau khi đã SAVE trigger cho thẻ mới của mình => publish ra các thay đổi ấy. Tiếp đó truy cập vào GA và xem các kết quả được báo cáo qua BEHAVIOR > EVENTS.
Kết luận
GTM là công cụ hiệu quả ứng dụng tốt vào theo dõi hoạt động kinh doanh. Hi vọng qua bài viết này Tech-One đã giúp cho bạn có kiến thức về GTM là gì cũng như nắm được cách sử dụng Google Tag Manager một cách hiệu quả nhất.
Theo dõi Trang kiến thức của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhất!
Chúc các bạn thành công!
Khám phá thêm nhiều công cụ hữu ích từ Google qua các bài viết của chúng tôi: