Trong quá trình SEO cũng như quản trị website, việc phân tích số liệu cụ thể và chi tiết là vô cùng quan trọng, cần có một công cụ để hỗ trợ tốt nhất cho việc này.
Và Google Analytics là một công cụ vô cùng đắc lực giúp các SEOer có thể dễ dàng theo dõi những biến động số liệu một cách chi tiết.
Vậy Google Analytics là gì?
Cách sử dụng công cụ Google Analytics một cách hiệu quả nhất mà các SEOer cần biết.
Google Analytics là gì?
Một trong các công cụ SEO miễn phí của Google phải nhắc ngay tới Google Analytics. Ngoài tính năng thu thập dữ liệu kỹ thuật về website Google Analytics còn cho phép tạo ra bảng thống kê cho tiết cho trang web đó.
Hiện nay, việc đo lường, theo dõi và cải thiện chất lượng của hơn 900 triệu website đã được hỗ trợ bởi Google Analytics. Và hơn thế nữa, Google Analytics đã mang đến sự cải thiện đáng kể cho việc mở rộng thương hiệu và cải thiện traffic cho các trang web.
Cách thức hoạt động của công cụ Google Analytics
GA hoạt động trải qua 4 giai đoạn:
- GĐ 1: Data Collection (Thu thập dữ liệu)
Trong giai đoạn Data Collection này, bằng cách sử dụng đoạn mã JavaScript đã được cài đặt trước đó các dữ liệu trên website sẽ được Google Analytics thu thập.
Hoặc có thể nói một cách dễ hiểu hơn, Google Analytics sẽ thu thập các thông tin về nhân khẩu học, yếu tố liên quan đến thiết bị người dùng thông qua đoạn mã JavaScript và chuyển đến máy chủ của Google.
- GĐ 2: Configuration (Chuyển đổi dữ liệu)
Những dữ liệu đã được Google Analytics thu thập được ở giai đoạn 1 (có thể gọi những dữ liệu này là những dữ liệu thô) sẽ được chuyển thành dữ liệu thứ cấp và xuất về cho các website.
- GĐ 3: Processing (Lựa chọn chỉ số muốn theo dõi)
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn được thông tin, chỉ số mà mình muốn theo dõi dựa vào thuộc tính View.
- GĐ 4: Reporting (Báo cáo)
Trong giai đoạn này, quản trị website sẽ được báo cáo đầy đủ tất cả các thống kê liên quan của hoạt động. Và đây cũng là giai đoạn cuối trong chu trình hoạt động của Google Analytics.
Các chức năng của công cụ Google Analytics
Khi sử dụng công cụ Google Analytics chúng ta nhất định phải biết đến những chức năng sau của công cụ này:
Thống kê dữ liệu real-time
Với chức năng thống kê dữ liệu real-time này, lượng người truy cập vào website sẽ người dùng có thể theo dõi tại thời điểm kiểm tra. Và cũng chính vì thế mà chúng ta có thể xác định được thời điểm nào là thời điểm có lượng người truy cập nhiều nhất.
Đây cũng chính là một tính năng được các SEOer đặc biệt chú trọng để có thể xác định được kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp.
Thu thập thông tin thiết bị người dùng
Để có thể biết được việc người truy cập vào website thông qua những kênh nào thì phải nói đến chức năng thu thập thông tin thiết bị người dường của Google Analytics. Xác định được kênh khách hàng biết đến website sau đó có chiến lược phù hợp để tiếp cận đến đối tương khách hàng là một điều cực kỳ quan trọng.
Với việc người truy cập dùng điện thoại gì, hệ điều hành nào thông qua Google Analytic còn cho chúng ta biết được những thông tin đó. Như vậy đã có thể giúp ích đến việc tiếp cận nguồn khách hàng của bạn chưa?
Đây cũng là một tính năng cực kỳ thú vị mà Google Analytics mang đến.
Theo dõi hành vi người dùng
Theo dõi hành vi người dùng là một chức năng không thể không kể đến khi nhắc đến Google Analytic. Với chức năng này các thói quen của người dùng trên website của bạn sẽ được quản trị viên biết được một cách chính xác. Cụ thể hơn những thông tin về thời gian truy cập, thời gian ở lại website, hoặc bài viết nào được đọc nhiều nhất, thời gian trung bình ở lại trên trang……. sẽ được Google Analytic đo lường và nhận biết được hành vi của người dùng.
Phân tích traffic
Google Analytic có thể phân tích được lưu lượng truy cập thông qua số liệu về nhân khẩu học. Nhờ việc định vị của máy chủ hoặc cookies của người dùng mà những thông tin như: giới tính, sở thích, vị trí địa lý,…. sẽ dễ dàng được thu thập.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách tối ưu SEO Google Map lên top thứ hạng tìm kiếm nhanh chóng.
Các chỉ số quan trọng trên công cụ Google Analytics
Thông qua các chỉ số sau, Google Analytics có thể đo lường và kiểm tra hiện trạng website. Các SEOer cần lưu ý các chỉ số sau:
User
Dựa và User chúng ta có thể nhận biết được số lượng người đã truy cập vào website trong một khoản thời gian nhất định.
Hãy thực hiện các bước sau để xem được số người dùng: Vào Audience, sau đó Click chọn “Overview”và màn hình sẽ hiển thị “Users”
Session
Nếu muốn biết được tổng số người dùng tương tác với website thì chỉ số Session sẽ giúp chúng ta thống kê được việc đó.
Việc người dùng vào website của chúng ta và tương tác với website được gọi là phiên truy cập. Thời lượng Phiên = 0 hay còn được gọi là phiên trang đơn là việc người dùng truy cập vào website nhưng không tương tác và thoát ra.
Pageview
Ngay cả khi chỉ có người dừng vào xem qua mà không thực hiện tương tác vẫn được tính là 1 lần xem trang. Và số lần xem trang sẽ cho chúng ta biết được số người dùng đã xem qua website.
Bounce Rate
Để có thể đánh giá được nội dung cũng như chất lượng của một webstie chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ thoát trang. Tỷ lệ thoát trang là số lần người dùng truy cập vào website và thoát ra nhưng không thực hiện bất kì một thao tác nào. Một website có tỉ lệ thoát trang cao chắc chắn sẽ bị Google đánh giá thấp.
Avg. time per sessions
Việc người dùng ở lại trên trang lâu phản ánh được nội dung của website hữu ích. Nên chúng ta có thể đánh giá được chất lượng website qua các số liệu về thời gian trung bình của phiên cũng như thời gian người dùng hoạt động trên website.
Avg. pageviews per sessions
Mỗi website có mỗi đặc thù riêng mà số trang/phiên có mức đánh giá khác nhau. Dựa vào số trang/phiên người quản trị website có thể biết được số lượng trang trung bình người dùng xem trong một phiên.
Conversion Rate
Conversion Rate chính là tỉ lệ chuyển đổi của website, tỉ lệ này được tính khi:
- User truy cập vào website và mua hàng
- User truy cập vào website và để lại thông tin
Hướng dẫn cách sử dụng công cụ Google Analytics
Là công cụ đắc lực trong việc quản lý trang web và báo cáo số liệu một cách chi tiết nhất. GA là công cụ không thể thiếu trong quá trình SEO. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng công cụ GA một cách hiệu quả, tìm hiểu nhé!
Thiết lập tài khoản
Các SEOer có thể truy cập trực tiếp vào tài khoản GA hoặc thông qua tài khoản Google Ads và tiến hành setup để cài đặt tài khoản GA => BẮT ĐẦU ĐO LƯỜNG
- Vào “bắt đầu đo lường”
2. Thiết lập thông tin tên tài khoản
3. Thiết lập các thuộc tính
KHAI BÁO THÔNG TIN DOANH NGHIỆP => TIẾP TỤC
Nhấn “I AGREE”
Lưu ý: 1 tài khoản Google có thể thiết lập 100 tài khoản GA và 50 thuộc tính website trong cùng một tài khoản.
Để xem dữ liệu ở chế độ mặc định, thiết lập như sau:
Thiết lập thuộc tính, múi giờ, khu vực, đơn vị tiền tệ.
Setup mã theo dõi
Để setup mã theo dõi các SEOer nhấn vào nút Get Tracking ID => đồng ý với các điều kiện Google => nhận mã GA
Mã theo dõi được cung cấp bởi Google Analytics
Setup mã theo dõi trên từng trang của website, việc cài đặt đó sẽ phụ thuộc vào từng loại trang web cụ thể.
Thiết lập mục tiêu
Khi đã setup tracking theo dõi, tiếp theo các SEOer cần cài đặt mục tiêu
Vào Admin => Goals (mục tiêu) nằm trong cột View (chế độ xem)
Goals sẽ thông báo cho GA những sự kiện quan trọng diễn ra trên website của bạn. Nếu bạn muốn thu thập data thông qua các biểu mẫu thì cần tạo một trang cảm ơn, đây là trang sẽ hiển thị sau khi người dùng submit xong biểu mẫu.
Thiết lập tìm kiếm trang
Một yếu tố cực kỳ quan trọng và mang lại những dữ liệu có nhiều giá trị chính là thiết lập tìm kiếm trang.
- “Tìm kiếm trang” xuất hiện ở đầu trang MozTrước tiên, hãy chạy tìm kiếm trên website của bạn => giữa lại tab này và thấy URL
2. Chạy “Tìm kiếm trang” trên Moz
3. Tại Menu Admin => View => View Setting (cài đặt xem).
4. Cuộn xuống cho đến khi bạn thấy phần Site Search Setting => chuyển trạng thái ON.
5. Nhìn lại URL của bạn trong kết quả tìm kiếm. Nhập tham số truy vấn (thường là s hoặc q) => Save.
6. Cài đặt tham số truy vấn trên GA
Điều này cho phép GA theo dõi bất cứ tìm kiếm nào được thực hiện trên trang web của bạn. Từ đây, các SEOer có thể biết được các thông số thể như: traffic, thiết bị, hành vi…
Thêm tài khoản và các thuộc tính bổ sung
- Để thêm tài khoản GA mới, các SEOer quay lại admin => Create New Account.
2. Tương tự, nếu muốn thêm website mới vào tài khoản GA => Menu Admin => Create Property.
Xem dữ liệu trong GA
Để đọc dữ liệu trong GA, bạn truy cập vào Audience Overview để xem các báo cáo chi tiết.
Các tính năng báo cáo tiêu chuẩn
Các báo cáo tiêu chuẩn trong GA sẽ tương tự như nhau. Sau đây là các báo cáo tiêu chuẩn mà các SEOer cần nắm.
Xem phiên truy cập trong ngày
Báo cáo về top 10 ngôn ngữ, quốc gia, thành phố, trình duyệt, hệ điều hành, nhà cung cấp dịch vụ và độ phân giải màn hình của khách truy cập.
Các loại báo cáo trong GA
Đây là bản tóm tắt về những gì mà các SEOer sẽ tìm thấp trong từng phần báo cáo GA chuẩn
Mỗi phần là một báo cáo cụ thể hoặc tập hợp các báo cáo mà các SEOer có thể tham khảo.
Chuyển đổi
Khi thiết lập mục tiêu trong GA, các SEOer sẽ xem được số lượng chuyển đổi mà trang web nhận được trong phần GOALS => OVERVIEW. Ngoài ra vào Goals > Reverse Goal Path cũng có thể xem được các đường dẫn mà người dùng đã truy cập và thực hiện chuyển đổi
Hướng dẫn cài đặt GA4
Bước 1: Tạo tài khoản mới trên Google Tag Manager (GTM)
Login Gmail => Create Account
Điền đầy đủ thông tin => Create.
Nhận được các điều khoản của GTM => “I also accept” => “Yes” để tiếp tục.
Bước 2: Lấy mã Tracking ID
GA được tích hợp sẵn trong GTM nên khi cài đặt GA bằng GTM thì các SEOer không cần phải gắn mã code của Analytics trực tiếp vào trang web mà chỉ cần dán tracking ID vào GTM.
MENU ADMIN trong GA => “Tracking info” => copy phần mã tracking ID đã có trong GA
Bước 3: Truy cập vào trình quản lý thẻ GTM – Variables
Truy cập vào GTM=> Variables (biến) => New để tạo biến mới.
Bước 4: Tạo biến mới trong Google Tag Manager
Google Analytics Settings => copy mã tracking ID đã copy ở bước 2 dán vào ô tracking ID trong GTM, đặt tên và lưu lại biến.
Bước 5: Truy cập Tags trong GTM
Tags => New để tạo thẻ mới cho biến ở bước trên bạn vừa tạo xong.
Bước 6: GA : Universal Analytics
Tag Configuration => Google Analytics: Universal Analytics như hình bên dưới:
Chọn Track Type là Pageview, tại phần Google Analytics Settings chọn biến mà bạn vừa tạo ở bước 4.
Tại Triggering => All Pages => Đặt tên và SAVE => Submit => Publish, sau đó chọn Continue là xong.
Như vậy là đã cài đặt GA thành công thông qua Google Tag Manager.
Kết luận
Tóm lại, GA là công cụ cực kỳ quan trọng và đắc lực đối với các SEOer, qua bài viết này hi vọng có thể giúp cho các SEOer nắm được khái niệm cơ bản GA là gì cũng như cách sử dụng công cụ Google Analytics từ A-Z một cách hiệu quả nhất. Tech-One chúc các bạn thành công!