Đối đầu với các SEOer, bên cạnh những số lượng khác nhau, tỷ lệ thoát cũng là một trong những số chỉ khiến nhiều SEOer cảm thấy “mê mẩn” nhất.
Bởi khi bỏ thời gian ra xây dựng nội dung thật hay, tìm cách tăng traffic nhưng tỉ lệ bounce rate cao thì tỉ lệ chuyển đổi cũng sẽ không như mong muốn.
Những ai đang vướng phải vấn đề này thì đây chính là bài viết dành cho bạn, cùng Công ty SEO chất lượng tìm hiểu cách giảm bounce rate cho website nhé!
Bounce rate là gì ?
Bounce rate google analytics là gì ?
Bounce rate google analytics được hiểu là tỉ lệ phần trăm số lần user truy cập các trang đơn lẻ (single page visit) hoặc phiên (session) nếu như user rời trang đích mà không truy vấn thêm bất kỳ trang nào nữa. Trong đó, single page visit và session được hiểu như sau:
Session là nhóm các Hit tương tác của một user với trang web của bạn trong khoảng thời gian nhất định. Các Hit bao gồm các hành động như: pageview, screen view, event, transaction…
Single page visit được hiểu một lượt truy cập trang, có thể hiểu đơn giản là user chỉ xem một page duy nhất trên website đó mà thoát ra ngay.
Xem thêm: Cách sử dụng công cụ google analytics từ A-Z cho người mới bắt đầu.
Khái niệm Bounce rate là gì ?
Tỷ lệ thoát là tỉ lệ thoát trang, có thể hiểu nôm na là khi người dùng truy cập vào trang web của bạn sau đó thì thoát ngay mà không truy vấn thêm bất kỳ trang nào trên trang web của bạn.
Thuật toán Google sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá xem website của bạn có chuẩn SEO hay chưa và đặc biệt là có phù hợp với nhu cầu của user khi họ tìm kiếm về từ khóa đó hay không?
Trang web của bạn sẽ được đánh giá chất lượng và thân thiện với người dùng khi chỉ số Bounce rate càng giảm và ngược lại.
Tỷ lệ Bounce rate website bao nhiêu là tốt ?
Tất nhiên tỷ lệ Bounce rate cao sẽ chứng minh website của bạn không tốt và không thân thiện với người dùng, ảnh hưởng đến quá trình làm SEO dài hạn.
Thông thường, tỷ lệ thoát 0% được hiểu là khi user truy cập vào các trang bổ sung trước khi rời khỏi website của bạn. Tỷ lệ thoát 50% là khi user đang rồi đi, tỷ lệ thoát 100% thì user đã hoàn toàn rời khỏi trang mà không ghé thăm bất kỳ một trang nào trên website của bạn nữa.
Dưới đây là tỉ lệ bounce rate các SEOer có thể tham khảo để đo lường cho trang web của mình.
- Tệ: khi tỷ lệ thoát trên 70%, cần phải tìm phương pháp để giảm con số này thấp xuống
- Khá tốt: khi tỷ lệ thoát nằm trong khoảng 56-70%
- Tốt: khi tỷ lệ thoát nằm trong khoảng 41-55%
- Xuất sắc: khi tỷ lệ thoát trong khoảng 26-40%
Tuy nhiên, các SEOer cần lưu ý các chỉ số trên đây chỉ dùng để tham khảo vì tùy vào loại website khác nhau sẽ có tỷ lệ thoát trung bình khác nhau. Chẳng hạn như các website tin tức sẽ có tỷ lệ bounce rate cao nhưng các website về thương mại điện tử thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn.
Tỷ lệ thoát được tính trong google analytics như thế nào?
Một công cụ đo lường tỷ lệ Bounce rate chuẩn nhất phải kể đến là Google Analytics (GA) được cung cấp miễn phí bởi Google.
Công cụ này sẽ giúp cho các SEOer biết được tất cả các hành động khi user truy cập vào website của mình và bao gồm cả tỷ lệ thoát là bao nhiêu %. Khi user truy cập trang sẽ được tính là một phiên và gửi dữ liệu đến máy chủ GA.
Trong trường hợp máy chủ GA không nhận được yêu cầu thứ hai của user từ cùng một trang thì do user không tương tác với trang đó thì GA sẽ tính đó là một phiên trang đơn khi tính tỷ lệ bounce rate của trang đó.
Ví dụ: nếu trang web của bạn có 10 lượt truy cập, có 5 lượt truy cập rời trang mà không truy vấn thêm bất kỳ trang nào thì tỷ lệ Bounce rate là 50%.
Lượt truy cập không tính vào Bounce rate
Như thế nào thì công cụ GA không tính lượt truy cập vào Bounce rate? Cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù có nhiều hơn một yêu cầu gif được tạo ra trong một phiên thì cũng không được xem là một lần thoát trang. Cụ thể:
Event tracking
Khi user truy vấn vào website của bạn, khởi động sự kiện được theo dõi qua Event tracking code và thoát đi mà không truy vấn đến trang nào khác.
Để dễ hình dung hơn chúng ta sẽ xem ví dụ sau:
Giả sử user truy cập vào website, tiến hành để lại thông tin đăng ký thông qua popup rồi thoát trang mà không truy vấn thêm bất kỳ trang nào khác thì vẫn không tính là bounce rate vì GA sẽ không coi lần truy vấn này là một lần thoát trang bởi có 2 gif request được đề xuất trong cùng một phiên (mã theo dõi của GA và event tracking code).
Vì vậy để giảm tỷ lệ bounce rate thì các SEOer nên setup event tracking code trên website của mình.
Social Interactions Tracking
Khi user truy cập vào trang web của bạn khởi động một sự kiện mạng xã hội qua mã theo dõi phân tích tương tác mạng xã hội và thoát trang mà không đến trang nào khác nữa.
Giả sử khi user truy cập vào website, xem video và chia sẻ video đó => thoát trang mà không đến trang nào khác thì vẫn không tính vào bounce rate vì có 2 gif request được đề xuất trong cùng một phiên (mã theo dõi của GA và mã theo dõi phân tích tương tác mạng xã hội).
Trùng nhiều GATC
Thực tế cho thấy nếu trang web của bạn chứa nhiều hơn một GATC giống nhau thì sẽ có từ 2 gif request trở lên được thực hiện sẽ dẫn đến việc lượt view page duy nhất này không được xem là một lần thoát trang.
Vì thế, các SEOer cần kiểm tra kỹ càng hơn và đảm bảo rằng chỉ có một GATC hoạt động trên website của mình mà thôi.
Những yếu tố tác động đến tỷ lệ thoát Bounce rate website
Để cải thiện tỷ lệ thoát ở phạm vi tốt hơn các SEOer cần lưu ý những yếu tố sau:
Tốc độ tải trang
Có thể nói tốc độ tải trang không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số bounce rate mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng bởi lẽ việc một website tải quá lâu sẽ thách thức sự kiên nhẫn của user truy cập và tất nhiên khả năng cao là user sẽ thoát phiên ngay.
Vì vậy, việc mà các SEOer cần làm chính là cải thiện tốc độ load trang. Thông thường tốc độ load trang >5s, điểm tốc độ >= 80 là tạm ổn.
Bên cạnh đó các SEOer nên tham khảo thêm: hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ load webite để tối ưu website của mình được tốt nhất nhé!
Nội dung không chất lượng
Nội dung là yếu tố cốt lõi trong quá trình làm SEO mà các SEOer không thể bỏ qua, nếu trang web của bạn có nội dung không chất lượng, không phù hợp với nhu cầu của người dùng thì khi truy cập vào họ cũng sẽ rời đi sớm, từ đây tăng tỷ lệ bounce rate cao.
Trải nghiệm người dùng kém
Trải nghiệm người dùng kém cũng là một trong những lý do khiến cho tỷ lệ bounce rate tăng cao.
Nếu như website của bạn có cấu trúc không tốt, trình bày một cách lộn xộn không điều hướng user đến với những nội dung mà họ mong muốn thì đây sẽ là một lỗ hỏng khá lớn khiến cho việc thoát trang tăng cao hơn.
Trang web không có internal link
Internal link hay còn gọi là các link nội bộ là một trong những yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong quá trình SEO onpage.
Nếu trang web của bạn không có những link nội bộ sẽ không thể tạo được sự liên kết giữa các trang, từ đây sẽ khó có thể điều hướng người dùng đến với những nội dung mà họ mong muốn.
Cách giảm bounce rate cho website hiệu quả
Tỉ lệ thoát trang càng thấp thì chứng tỏ website của bạn càng hoạt động hiệu quả. Vậy đâu là cách giảm bounce rate cho website một cách hiệu quả nhất mà các SEOer nên bỏ túi?
Tối ưu tốc độ tải trang
Như đã phân tích pháo trên, tốc độ tải trang có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm bounce rate cho website của bạn.
Vì vậy, cân tối ưu và cải thiện tốc độ load trang càng nhanh càng tốt vì không có bất kỳ khách hàng nào cảm thấy dễ chịu khi phải chờ đợi và họ cũng sẽ dễ dàng rời đi.
Sau đây là 2 cách để tối ưu tốc độ load trang mà các SEOer nên biết:
Giảm dung lượng hình ảnh
Giả sử lượng hình ảnh là cách giúp các SEOer tiết kiệm được nguồn lưu trữ tài nguyên trên trang web của mình, nếu như SEOer sử dụng mã nguồn mở WordPress thì có thể sử dụng các plugin tối ưu hóa giảm dung lượng hình ảnh khi tải lên trang mạng.
Khi sử dụng các plugin này, bạn sẽ yên tâm làm việc là mặc dù dung lượng ảnh được nén giảm xuống nhưng chất lượng ảnh thì vẫn được đảm bảo.
Sử dụng bộ nhớ đệm cache để tăng tốc website
Một cách hay ho nữa để tăng tốc độ load trang chính là dùng bộ nhớ đệm, nghĩa là khi khách hàng truy vấn vào website của bạn từ lần thứ 2 trở đi thì website sẽ không phải load lại từ đầu bởi bộ nhớ đệm sẽ lưu trữ tạm thời dữ liệu của bạn.
Gợi ý các plugin tạo bộ nhớ đệm cho WordPress: WP Rocket, LiteSpeed Cache, Super Cache,…
Thiết kế web thân thiện với thiết bị di động
Cần thiết kế website có cấu trúc tốt, tối ưu và thân thiện với thiết bị di động để tối ưu trải nghiệm người dùng cũng như giữ chân người dùng tốt nhất bởi phần lớn hiện tại tỷ lệ user truy vấn bằng thiết bị di động đang tăng cao.
Một trang web có cấu trúc tốt phải đảm bảo được:
- Trình bày nội dung dễ đọc và nắm bắt thông tin tốt hơn
- Chú ý size font và line height
- Thêm các bullet vào nội dung
- Sử dụng hình ảnh chất lượng và nhúng video vào bài viết.
Tạo nội dung chất lượng
Làm nội dung tốt không chỉ là việc tuân thủ các nguyên tắc SEO mà còn phải giải quyết được nhu cầu và mong muốn của người dùng. Một bài viết có độ phân tích chuyên sâu nên có độ dài từ 2000 từ trở lên.
Nếu xây dựng được nội dung bài viết chất lượng thì không chỉ giúp các SEOer giữ chân user được lâu mà còn giảm tỷ lệ bounce rate rất cao.
Internal link
Các internal link không chỉ giúp giữ chân người dùng mà còn là cách giảm bounce rate cho website một cách hiệu quả nhất. Các link nội bộ sẽ giúp cho user dễ dàng đến bất kỳ phần nào của trang web mà họ đang mong muốn tìm kiếm. Từ đây, trải nghiệm của người dùng sẽ trở nên tốt hơn.
Không quảng cáo
Hiện tại, việc website xuất hiện nhiều banner quảng cáo là điều rất hiển nhiên, những quảng cáo này thường đặt ở đầu trang, cuối trang hoặc dọc hơn hai trang…và chiếm nhiều không gian đôi khi gây khó chịu cho người dùng khi truy cập vào website của bạn.
Vì vậy, không cho xuất hiện quá nhiều quảng cáo chiếm nhiều diện tích làm giảm trải nghiệm của người dùng, cân nhắc tần suất xuất hiện các quảng cáo này để đảm bảo người dùng không cảm thấy bị khó chịu.
Các điều hướng trên website dễ dàng
Các SEOer cần lưu ý về những điều hướng sử dụng trên website, trường hợp trang đích đến có nội dung nhầm lẫn không liên quan đến từ khóa mà user tìm kiếm thì chắc chắn tỷ lệ thoát trang sẽ rất cao.
Nên tạo từng phần thông tin rõ ràng, tiêu để cần phải sát với nội dung trang nhằm mục đích phù hợp với mong muốn và nhu cầu của người dùng.
Tóm lại, qua những chia sẻ trên đây có thể giúp cho các SEOer có góc nhìn toàn diện hơn về tỷ lệ bounce rate cũng như cách giảm bounce rate cho website của mình, giúp tăng trải nghiệm và giữ chân người dùng tốt hơn.
Liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết cũng như giải pháp cụ thể cho website của bạn nhé!
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO qua các bài viết trên blog của Tech-One!
Đọc thêm: Các cách kéo traffic nước ngoài cho website vô cùng hiệu quả.