Khi mới bắt đầu tập viết blog, nhiều bạn không biết cách cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng thứ tự website. Có nhiều yếu tố tác động đến thứ hạng SEO. Nhưng yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất cần phải nắm rõ đó là header tags – thẻ đề mục. Vậy header tags là gì? Cách thức áp dụng hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Tech-One tìm hiểu về header tags trong bài viết này nhé.
Giới thiệu về header Tags
Header tags là gì? Heading là thẻ (tag) cần phải có để sử dụng làm phương án cải thiện website và làm nổi bật nội dung chính mà chủ đề của bài viết đang đề cập tới.
Header tags cần đảm bảo theo sát chủ đề xây dựng bài viết, bởi vì đây là một công cụ đắc lực để giúp cho người đọc hay các trang tìm kiếm ra những nội dung chính của bài viết.
Việc chia nhỏ các header tags cũng cần phải chắc chắn sắp xếp chính xác và khác nhau về trực quan. Điều này khiến bài viết sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn cũng như giúp người dùng dễ dàng tiếp cận được nội dung, thông tin hiệu quả hơn.
Các loại header tags
Thông thường các thẻ này sẽ được chia thành: H1, H2, H3, H4, H5,… sắp xếp giảm dần theo thứ tự ưu tiên.
- H1: Tiêu đề bài viết, tập trung tối ưu từ khóa, bao quát nội dung toàn bài. Lưu ý: Cần phải thật hấp dẫn, lôi cuốn để người đọc muốn đọc thêm nữa.
- H2: Đây là header tags phụ, là các đầu mục ý chính của toàn bài. Các tiêu đề phụ có liên quan để H1 thông qua các từ khóa để người đọc dễ tìm thấy các thông tin cần thiết.
- H3: Bổ sung thêm quan điểm giải thích rõ ràng hơn cho luận điểm H2
- H4-H6: Ý phụ triển khai với thứ tự giảm dần.
Theo đó, thứ tự quyết định vai trò và độ quan trọng của các header tags. H1 là nội dung chính lớn nhất, tiếp theo đó là H2, H3,…
Tác dụng của header tags trong SEO
Một số tác dụng chính của Header tags trong SEO mà chúng ta cần biết như:
Tối ưu từ khóa
Bạn có thể thông báo với Google rằng bạn có một đoạn văn quan trọng bằng cách đặt nó vào các header tags. Nhờ vào các đoạn văn này mà Google có thể trả ra các kết quả có liên quan tới tìm kiếm của người dùng.
Chính vì lẽ đó, một số lưu ý cần khi sử dụng header tags đó là cần phải bám sát theo từ khóa. Nếu thẻ H1 không có từ khóa, H2 chứa các nội dung văn bản không liên quan,… Google sẽ đánh giá trang web của bạn và các bài viết của bạn không cao và thứ hạng tìm kiếm cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Tối ưu giao diện
Kích thước thẻ Heading to nhỏ khác nhau, mức độ đậm nhạt cũng khác nhau để phân biệt rõ thứ hạng và để tách biệt với nội dung bài viết. Điều này đóng vai trò quan trọng với khả năng tiếp cận người đọc. Nhờ vậy sẽ dễ dàng khiến người dùng tìm đọc được các nội dung chính của từng đoạn hay là cả toàn bộ bài viết.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Thẻ Heading còn mang nhiệm vụ dẫn dắt người đọc tìm được chính xác nội dung chính của cả website lẫn bài viết nếu người dùng quá tải với lượng thông tin nội dung hiện có.
Một đoạn Heading phía trên đoạn văn sẽ chứa các thông tin tóm tắt, một tiêu đề khiến người đọc tò mò. Việc áp dụng Heading cũng là để giúp cho chất lượng bài viết được cải thiện, người đọc dễ theo dõi hơn, giúp tăng thế mạnh cho SEO.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về khái niệm và cách sử dụng thẻ Canonical tag một cách hiệu quả, hãy đọc bài viết “Cách sử dụng thẻ Canonical Tag và những sai lầm thường gặp” trên blog của Tech-One.
Cách sử dụng header tags cho bài viết
Để sử dụng Header tags hiệu quả cho bài viết, chúng ta nên áp dụng các bước sau đây:
Chọn đúng loại header tag
Đối với header tags HTML tối đa áp dụng 6 thẻ tiêu đề (H1-H6) để người viết sử dụng. Trừ H1 bắt buộc là thẻ duy nhất và phải có thì các thẻ khác bạn có thể tùy biến số lượng thẻ trên 1 trang tùy theo nhu cầu và cách viết của bạn.
Các header tags cần theo sát nội dung chủ đề bài viết vì đây là công cụ giúp cho cả người đọc và các công cụ tìm kiếm tìm ra các điểm nổi bật, cốt lõi trong bài viết của bạn.
Sử dụng header tạo cấu trúc cho bài viết
Header tags còn có nhiệm vụ khác là tạo cấu trúc, ngữ cảnh cho bài viết của bạn. Thẻ tiêu đề cần đảm bảo giúp người đọc nắm được khái quát những gì bạn có thể sử dụng, tài nguyên thông tin bạn có thể sử dụng được trong các đoạn văn.
Có một cách hữu hiệu để nghĩ về thẻ tiêu đề là so sánh với mục lục của bạn quyển sách:
- H1 Chính là mục bạn tận dụng để giới thiệu nội dung mà website hướng tới, gần như cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung mà cuốn sách mang lại.
- H2 tương tự nhưng các chương sách, là các mục có trong cuốn sách mà cuốn sách sẽ đề cập.
- Tiêu đề từ H3- H6, đóng vai trò tiêu đề phụ bổ sung giá trị cho mỗi phần. Tương tự 1 chương sách sẽ có nhiều mục nhỏ.
Sử dụng header tag tối ưu từ khóa
Dù rằng tác dụng mà một tiêu đề đem lại không lớn như giá trị một backlink đem lại trong lĩnh vực SEO, nhưng Google vẫn xem xét chúng để thu thập dữ liệu trên trang của bạn. Vì vậy, bạn nên đưa từ khóa vào heading để tạo sự hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp bạn cố gắng nhồi nhét từ khóa bất chấp. Hãy sử dụng từ khóa một cách khôn ngoan, có thể rằng tiêu đề bài viết chứa nhiều từ khóa nhưng không phải chỗ nào cũng có. Hãy đặt mục tiêu dễ đọc, dễ tiếp cận lên hàng đầu và quan trọng nhất kèm theo đó là lồng ghép từ khóa một cách tự nhiên.
Header tags là một phần quan trọng của SEO bởi vậy mà các nhà quản trị phải luôn biết cách sử dụng đúng giúp tối ưu bài viết SEO. Hy vọng từ bài viết này, các bạn đã hiểu header tags là gì và cách sử dụng header tags hiệu quả. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các bài viết hữu ích về marketing thì truy cập vào Blog của Tech-One ngay nhé!