Canonical tag là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều SEOer quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết khái niệm về thẻ Canonical cũng như hướng dẫn cách sử dụng thẻ canonical tag hiệu quả.
Cùng xem qua nhé!
Canonical URL là gì ?
Thuộc thành phần của HTML, Canonical URL còn được gọi là Rel Canonical, có chức năng khai báo URL gốc của các trang có nội dung trùng lặp với công cụ tìm kiếm. Thẻ Canonical được sử dụng trong trường hợp nội dung bị Duplicate hoặc được tìm thấy giống nhau trên nhiều URL.
Trong trường hợp các URL khác nhau nhưng có nội dung giống hoặc gần giống, bạn có thể sử dụng Canonical URL để chỉ định phiên bản chính và index chúng.
Thế nào là một cấu trúc chuẩn của Canonical Tag?
Canonical Tag có cấu trúc đơn giản và nhất quán, thường được đặt trong phần của website, bao gồm:
Mỗi đoạn mã đều có một ý nghĩa, trong từng đoạn mã Canonical URL bao hàm ý nghĩa như sau:
- link rel=“canonical”: Link trong thẻ này là bản gốc
- href=“https://example.com/sample-page/”: truy cập vào bản gốc
Tại sao Canonical Tag lại quan trọng trong SEO
Chức năng của Canonical Tag như đã đề cập là giúp giải quyết vấn đề Duplicate Content. Vậy nội dung bị trùng lặp (Duplicate content) có ảnh hưởng thế nào đến SEO? Chúng ta hãy cùng phân tích ngay sau đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thẻ Canonical tag.
Duplicate content là điều “tối kỵ” của Google vì khi các trang có nội dung bị trùng lặp, Google sẽ không thể xác định được:
- Phiên bản cần index của trang
- Các loại của trang để xếp hạng cho các truy vấn
- Nên hợp nhất “link equity” hoặc chia ra nhiều loại
Khi nội dung bị trùng lặp, ngân sách thu thập dữ liệu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa Google sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn để thu thập thông tin từ nhiều bản trên một page thay vì xem thêm nhiều nội dung quan trọng khác trên website.
Do đó, Canonical tag sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề trên theo quy tắc truyền thông tin đến Google để họ biết phiên bản nào nên index và xếp hạng của page, cũng như vị trí cần hợp nhất “link equity”.
Trong trường hợp bạn không sử dụng hiệu quả của Canonical Tag, Google sẽ không thể nhận được bất kỳ thông báo nào về link gốc và sẽ thay bạn xem xét để quyết định loại bỏ, chọn link tốt nhất. Họ có thể chọn ngẫu nhiên 1 URL mà bạn không hề có ý định sẽ thiết lập để trở thành link gốc.
Lưu ý nhỏ về ngân sách thu thập dữ liệu: Khi bạn sở hữu một website mới, bạn có thể bỏ qua yếu tố tiết kiệm thời gian để Google thu thập thông tin đối với nội dung Duplicate content trên website của bạn.
Sự thật về Duplicate Content
Rất nhiều kỹ thuật viên SEO nghĩ rằng các trang khác nhau có nội dung giống nhau thì sẽ không dính lỗi Duplicate Content. Tuy nhiên ý kiến này không thể triển khai vì công cụ chỉ thu thập URL, không thu thập dữ liệu trên page.
Cụ thể, chúng nhận định URL example.com/product và URL example.com/product?color=red ở 2 page khác nhau, mặc dù cùng trang web và có nội dung tương tự hoặc giống nhau hơn 90%. Đây được gọi là parameterized URLs và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến content bị trùng lặp (Duplicate content). Đặc biệt trên web thương mại điện tử có filtered navigation (bộ lọc tùy chỉnh tìm kiếm để ghi nhận lại những gì mà người dùng đang tìm kiếm).
Ngoài ra, việc trùng lặp nội dung giữa các miền cũng là một điều bạn cần đặc biệt lưu ý.
Trường hợp nêu trên là khi nội dung chia sẻ ở 2 web khác nhau, mỗi trang có một nội dung gốc. Nếu bạn là tác giả của bài viết thì nên cài đặt vào bài viết của mình để thông báo đến công cụ tìm kiếm thật rõ ràng. Việc gắn thẻ canonical sẽ giúp hạn chế nguy cơ các bài viết bên thứ 3 đăng lại từ bài của bạn sẽ không thể xếp hạng cao hơn nội dung gốc. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng một số website không cho phép thêm canonical tag vào. Đối với những trường hợp này, bạn có thể chọn chấp nhận rủi ro hoặc không.
Canonical Tag thường được dùng như thế nào ?
Để biết được thẻ Canonical URL có thực hiện dễ hay không, bạn nên tham khảo 5 quy tắc vàng dưới đây:
5 Quy tắc khi sử dụng Canonical Tag
Quy tắc 1: Sử dụng URL tuyệt đối
Nên sử dụng đường dẫn tuyệt đối theo định dạng:
<link rel=“canonical” href=”/sample-page/” />
Quy tắc 2: Sử dụng chữ viết thường trong URL
Google có sự phân biệt nhất định giữa chữ viết thường và và viết hoa. Nên sử dụng chữ viết thường trong URL sau đó dùng link viết thường cho Canonical tag.
Quy tắc 3: Sử dụng đúng phiên bản miền HTTPS hay HTTP
Cần có sự phân biệt rõ rệt giữa HTTPS và HTTP. Nếu trang web của bạn có cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL thì bạn phải đảm bảo rằng bạn không khai báo bất kỳ URL nào là HTTP khi sử dụng thẻ Canonical Tag.
Đối với HTTPS
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />.
Đối với HTTP
<link rel=“canonical” href=“http://example.com/sample-page/” />
Quy tắc 4: Sử dụng Canonical Tag tự tham chiếu
Canonical Tag tự tham chiếu vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều SEOer vì nó dễ dàng giúp cho Googlebot biết được bạn đang cần index trang nào.
Giả sử URL là *https://example.com/sample-page* => Canonical tự tham chiếu là:
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page” />
Quy tắc 5: Sử dụng 1 Canonical Tag cho mỗi trang
Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ Canonical tag. Có 5 cách để chỉ định liên kết gốc với các tín hiệu được chuẩn hóa sau
- HTML tag
- HTTP header
- Sitemap
- 301 redirect
- Internal links
Cài đặt Canonical Tag bằng cách sử dụng HTML rel = “canonical”
Để chỉ định link gốc dùng thẻ rel = canonical, thêm mã sau vào thẻ <head>
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/canonical-page/” />
Cài đặt Canonical Tag trong WordPress
Đầu tiên cần cài đặt plugin Yoast SEO để thêm các mục tùy chỉnh cho thẻ và sử dụng các tính năng nâng cao.
Cài đặt Canonical Tag trên Shopify
Shopify sẽ thêm các URL gốc tự tham chiếu cho các sản phẩm và bài đăng trên blog. Các SEOer phải chỉnh sửa trực tiếp trên các tệp mẫu thì mới có thể tùy chỉnh URL gốc.
Cài đặt Canonical Tag trên Squarespace
Squarespace cũng thêm các URL tự tham chiếu giống như Shopify. Để tùy chỉnh URL gốc cần phải chỉnh sửa mã trực tiếp
Cài đặt thẻ Canonical trên các dòng tiêu đề HTTP
Các tài liệu bằng PDF sẽ không thể dùng thẻ Canonical vì không có thẻ <head>. Trong tình huống này thì các SEOer cần dùng HTTP đặt thẻ.
Cài đặt thẻ Canonical trong Sitemaps
Đối với Google chỉ vài URL chuẩn mới được liệt kê vào còn những trang không có thẻ Canonical tag thì không nên đưa vào sitemaps bởi vì những trang được liệt kê trong sitemap phải là các URL gốc được đề xuất.
Sitemap cũng là một trong các yếu tố không thể thiếu khi tối ưu SEO Technical hiệu quả cho website, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan dưới đây để hiểu hơn về chúng nhé!
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách tạo sitemap cho website và Mẹo tối ưu SEO hiệu quả.
Cài đặt thẻ Canonical với 301 Redirects
Khi muốn chuyển hướng traffic ra khỏi URL trùng lặp với URL gốc thì hãy 301 Redirects.
Ví dụ như trang web của bạn có thể truy vấn vào các link sau:
- example.com
- example.com/index.php
- example.com/home/
Cài đặt thẻ Canonical với các liên kết nội bộ
Sử dụng các liên kết nội bộ cũng là một cách để canonical URL hiệu quả mà các SEOer cần biết.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng Canonical Tag
Đặt sai vị trí thẻ liên kết rel=canonical
Lỗi thường hay bắt gặp là đặt thẻ Canonical trong thẻ <body> thay vì đặt trong thẻ mở đóng <head></head> của trang
Thông báo gây lẫn lộn
Khai báo Canonical chồng chéo hoặc thành 1 vòng lặp:
Trường hợp gắn thẻ Canonical thành 1 vòng lặp từ trang A sang B và ngược lại sẽ khiến công cụ tìm kiếm lẫn lộn và bỏ qua thẻ này.
Thiết lập trang chuẩn không đủ điều kiện Index:
Thêm một lỗi thường hay gặp nữa là liên kết đến trang đang bị chặn bởi tệp robot.txt hay đang ở trạng thái noindex. Khi gặp tình huống này, bạn cần phải tìm cách khắc phục lỗi bị loại trừ bởi thẻ noindex nhanh chóng để tránh bị tụt thứ hạng.
Thiết lập nhiều thẻ Canonical:
Việc dùng nhiều plugin SEO sẽ khiến cho việc có nhiều khai báo thẻ canonical khác nhau cho các trang, trường hợp này sẽ dẫn đến việc các công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua các thẻ canonical.
Thiết lập URL tương đối thay vì tuyệt đối
URL định dạng tương đối có thể sẽ gây ra lỗi.
Giả sử: gắn thẻ canonical với URL tương đối theo định dạng <link rel=”canonical” href=”example.com/cupcake.html” /> thì thẻ sẽ hiểu bạn cần khai báo trang chuẩn là “http://example.com/example.com/cupcake.html” => điều này là không đúng so với ý định gắn thẻ ban đầu.
Cần lưu ý gì khi sử dụng Canonical Tag
Khi sử dụng Canonical Tag, bạn nên lưu ý những điều sau:
Thường xuyên chuẩn hóa trang chủ một cách chủ động
Do việc bản sao bài viết tại các trang chủ là rất phổ biến và có thể liên kết đến trang chính của bạn theo nhiều cách khác nhau, gây khó kiểm soát. Vì vậy, đặt thẻ chuẩn trên trang chủ để ngăn chặn lỗi và dễ quản lý là rất cần thiết.
Khai báo trang chuẩn cho biến thể di động
Bạn nên thêm đường dẫn liên kết vào trang và trỏ hướng đến phiên bản dành cho thiết bị di động (nếu trang chuẩn có cài đặt biến thể khác dành cho di động).
Cách kiểm tra Canonical Tags
Sau bước thiết lập thẻ canonical. bạn có thể kiểm tra và lưu ý một số hạng mục nên kiểm tra thật kỹ nhằm đảm bảo hiệu suất SEO được tối ưu.
- Trang có được khai báo thẻ chuẩn không?
- URL chuẩn có thể thu thập dữ liệu và lập được chỉ mục không?
Ngoài ra còn một vài lỗi phổ biến khác là trỏ chính tắc vào URL bị chặn bởi robots.txt hoặc được đặt đuôi thành noindex. Điều này có thể gửi tín hiệu không rõ đến các công cụ tìm kiếm, nên bạn phải kiểm tra thật kỹ.
Kiểm tra bằng cách xem nguồn trang
Bạn có thể nhấp chuột phải để xem nguồn trang hoặc nhập vào thanh địa chỉ cấu trúc *view-source: https: //domain.com.*
Cách này có thể được thực hiện trên tất cả các trình duyệt.
Khi tab mã nguồn của trang hiển thị, bạn chỉ cần tìm kiếm thẻ chuẩn trong <head>. Khi đó giao diện sẽ như thế này:
Kiểm tra bằng công cụ Mozbar, SeoQuake
Hiện có nhiều công cụ kiểm tra Canonical Tag, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 2 công cụ phổ biến là Mozbar và SeoQuake. Đây là 2 công cụ được hỗ trợ sử dụng miễn phí.
Kết luận
Nhìn chung, Canonical Tag đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nội dung trùng lặp và giúp Google xác nhận được thông tin hiệu quả hơn trên trang web của bạn.
Hy vọng bài viết này Tech-One đã giúp bạn tìm hiểu lưu ý và cách sử dụng thẻ Canonical Tag cũng như vận dụng tốt hơn trong quá trình SEO. Chúc các bạn thành công!
Ghé thăm blog của Tech-One để biết thêm nhiều thông tin thú vị, bài viết liên quan đến SEO nhé!
>>>Đọc thêm: Schema Markup là gì? Hướng dẫn Khai báo Schema Markup chi tiết từ A đến Z.