Sitemap là một phần quan trọng trong việc tối ưu SEO Technical cho trang web của bạn, đây được xem là một công cụ giúp cho quá trình SEO trở nên dễ dàng hơn.
Vậy sitemap là gì? Cách tạo sitemap cho website diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
XML Sitemap là gì?
Sitemaps là những tệp file XML nhằm liệt kê tất cả các URL trong trang web giúp các SEOer nắm được bài viết được cập nhật khi nào, mức độ quan trọng trong nội dung bài viết cũng như giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và thu thập dữ liệu, index nội dung nhanh chóng.
Có 2 loại sitemap: XML và HTML, các SEOer nên dùng cả 2 sitemap này cho Search Engine và người dùng.
Tầm quan trọng của sitemap khi làm SEO
Có thể nói sitemap đóng vai trò khá quan trọng trong chiến lược SEO. Để hiểu hơn chúng ta sẽ xét ví dụ sau đây:
Giả sử Google thường tìm thấy các trang con thông qua các link. Tuy nhiên trong trường hợp trang của bạn không có nhiều liên kết bên ngoài thì sitemap sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tìm kiếm của Google và đưa website hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm với thứ hạng cao.
Từ đây suy ra sitemap có vai trò rất quan trọng và không lý do gì mà các SEOer lại từ chối sử dụng sitemap phải không nào?
Ngoài Sitemap, “Breadcrumbs” cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong SEO. Không chỉ giúp cho website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, “Breadcrumbs” còn cải thiện trải nghiệm người dùng giúp user biết được họ đang ở đâu trên website.
Hướng dẫn cách tạo sitemap cho website WordPress đơn giản dễ hiểu
Cách tạo file sitemap cho website thủ công
Các SEOer có thể tạo sitemap bằng tay khi Google chấp nhận sitemap trong một số định dạng.
Ví dụ: Sitemap trang web cho một URL gồm video và hình ảnh
<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>
<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″
xmlns:image=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-image/1.1″
xmlns:video=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-video/1.1″>
<url>
<loc>http://www.example.com/foo.html</loc>
image:image
image:lochttp://example.com/image.jpg</image:loc>
</image:image>
video:video
video:content_lochttp://www.example.com/video123.flv</video:content_loc>
<video:player_loc allow_embed=”yes” autoplay=”ap=1″>http://www.example.com/videoplayer.swf?video=123</video:player_loc>
<video:thumbnail_loc>http://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>
<video:title>Grilling steaks for summer</video:title>
<video:description>Get perfectly done steaks every time</video:description>
</video:video>
</url>
</urlset>
>>>Đọc thêm: Schema Markup là gì? Hướng dẫn Khai báo Schema Markup chi tiết từ A đến Z
Tạo file sitemap online bằng công cụ của bên thứ 3
Để tạo sitemap online bằng công cụ thứ 3 thì các bạn có thể dùng link sau https://www.xml-sitemaps.com/
Tạo sitemap tự động cho website bằng Plugin
Tạo sitemap bằng Yoast SEO
Bước 1: Login vào website => mở sitemap XML
Bước 2: Cài Yoast SEO tại Content Types. Trong menu bên trái của website WordPress, di chuột qua plugin Yoast SEO => chọn Search Appearance.
Bắt đầu cài đặt Yoast
Thêm hoặc xóa một nội dung bất kỳ khỏi sitemap XML
Bước 3: Thực hiện với tab Taxonomies và Archives trong phần Giao diện tìm kiếm của plugin Yoast SEO
Các SEOer sẽ cho hiển thị các Categories và Tag và tối ưu hóa các đơn vị phân loại để chúng có giá trị hơn đối với các công cụ tìm kiếm
Bước 4: Tùy chỉnh các sitemap bằng cách mở XML Sitemap Index => Click vào các Sitemap website để mở ra một tab mới.
Việc này giúp đánh giá từng trang trong sitemap và xem bản thân nó có mang lợi ích cho người dùng hay không. Nếu như phát hiện các trang có giá trị thấp với các công cụ tìm kiếm thì hãy mở từng trang và đánh giá nó, có thể loại bỏ khỏi sitemap nếu nó không có giá trị với người dùng.
Tạo xml sitemap bằng công cụ XML Sitemap
Sử dụng công cụ XML Sitemap cũng là một trong những cách tạo Sitemap cho website hiệu quả.
Tạo SiteMap bằng công cụ XML-Sitemaps.com
Các SEOer tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập http://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2: Cập nhật các thông số cần thiết sau:
- Starting URL: nhập URL vào
- Change Frequency: chọn Daily
- Last Modification: chọn Use Server’s Response
- Priority: để tự động (Automatically Calculated Priority)
Sau khi hoàn tất các thông tin => Start
Bước 3: Tải xuống file XML.
Dùng Notepad ++ để mở file sitemap.xml => cài đặt thông số Priority cho các URL theo ý bạn.
Bước 4: Up file XML lên trang web của bạn
Bước 5: Vào Tool SEO Google Webmaster Tools => cập nhật Sitemap.
>>>Đọc thêm: Top 3 công cụ tìm và sửa lỗi cấu trúc website hiệu quả.
Hướng dẫn tối ưu sitemap cho website
Tối ưu sitemap trong Plugin
Khi chọn được công cụ hỗ trợ phù hợp thì việc tạo sitemap trở nên rất dễ dàng hơn bao giờ hết, các SEOer có thể tạo sitemap bằng plugin Yoast SEO nếu dùng mã nguồn mở WordPress hoặc cũng có thể dùng Google XML Sitemaps một cách thuận tiện.
Mặc dù vậy, các SEOer cần phải tạo một XML Sitemap hoàn chỉnh để có thể dùng thuộc tính hreflang một cách dễ dàng.
>> Ngoài Yoast SEO plugin, các bạn cũng có thể sử dụng Rank Math để tạo sitemap cho website của mình, xem qua bài viết để tìm được cách tối ưu hiệu quả nhất nhé Rank Math SEO là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Rank Math.
Khai báo sitemap đến google
Sitemap được khai báo đến Google thông qua Google Search Console (GSC)
Vào Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap
Hầu hết các SEOer đều muốn các trang mà mình gửi đi sẽ được index nhanh chóng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được thông qua.
Trong quá trình xây dựng website sẽ có những trường hợp bạn cần chuyển hướng các giá trị của website cũ hoặc liên kết URL gốc như nội dung, hình ảnh,… qua một liên kết mới. Quá trình đó được gọi là Redirect 301. Lúc này bạn sẽ cần đảm bảo rằng các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm biết về sự thay đổi này bằng cách cập nhật Sitemap để phản ánh các thay đổi về URL.
Ưu tiên trang chất lượng trong sitemap
Có thể nói chất lượng trang web là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá thứ hạng của website đó. Vậy nên, nếu Sitemap có nhiều trang không chất lượng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website. Việc của các SEOer là hướng bot Google đến những trang quan trọng, chất lượng nhé!
Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng website có thể kể đến việc kiểm tra tốc độ tải trang web. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ chân người dùng, vì user sẵn sàng thoát trang nếu web của bạn tải quá lâu.
Lập chỉ mục trong sitemap
Google sẽ không lập chỉ mục tất cả những trang mà SEOer đặt trong Sitemap. Thậm chí là GSC cũng sẽ không thông báo cho bạn các vấn đề liên quan đến lập chỉ mục.
Mặt khác, khi bạn quản lý mạng lưới Private Blog Network (PBN), việc tạo và duy trì sitemap có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các trang của bạn được lập chỉ mục một cách hiệu quả.
Ngoài ra, trong quá trình tối ưu hóa Sitemap, bạn có thể sử dụng robots.txt để chỉ định cho các robot không lập chỉ mục các trang mà bạn không muốn xuất hiện trong Sitemap.
Đặt canonical của URL trong sitema
Trường hợp trang web của bạn có nhiều trang giống nhau thì bạn có thể dùng tag ‘link rel=canonical’ để giúp Google nhận ra được đâu là trang chính.
Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp con bots tìm kiếm và dễ dàng phát hiện trang chính hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục một cách nhanh chóng.
>>>Bài viết liên quan: Cách sử dụng thẻ Canonical Tag và những sai lầm thường gặp.
Không nên đưa url noindex vào trong file sitemap
Nếu các SEOer không muốn bot thu thập và lập chỉ mục URL nào đó thì nên bỏ URL đó ra khỏi Sitemap. Không nên đặt những trang không quan trọng và quan trọng cùng chỗ với nhau vì sẽ thể hiện sự thiếu nhất quán.
>>>Đọc thêm: Noindex là gì? Cách khắc phục noindex hiệu quả 100%
Tạo nhiều sitemap nếu website có nhiều url
Trường hợp trang web của bạn có nhiều URL thì nên tạo thêm sitemap khác nhau để chứa những URL này. Mỗi sitemap chứa tối đa là 50,000 URL.
Đưa sitemap lên google search console
Vào đường link sau: https://www.google.com/webmasters/tools Login bằng tài khoản Gmail => Add Property => Nhập địa chỉ trang web vào => Add
Nếu sử dụng plugin Yoast SEO => copy HTML Meta tag và paste vào Yoast SEO.
Vào tab Alternate methods => HMTL Tag => HTML Meta tag
Copy đoạn text được tô đỏ => vào quản trị WordPress => SEO => Dashboard => Webmaster Tools => Paste đoạn text bạn copy => Save Changes
Quay trở lại màn hình của GSC => click Verify => Nhận thông báo “Congratulations, you have successfully verified your ownership of yourdomain.com” => Continue
Các SEOer sẽ nhìn thấy cột Sitemap không có sitemap nào trong đó => Crawl -> Sitemaps
Vào
Add/Test Sitemap
=> nhập URL
Sau khi đã gửi Sitemaps cho Google nó sẽ ở trạng thái pending. Lúc này Google cần thời gian để dò trang.
>>>Đọc thêm: Thẻ meta title là gì? Cách viết meta title tối ưu SEO chuẩn nhất.
Kết luận
Tóm lại, Sitemap được xem là một phần quan trọng trong việc tối ưu SEO mà bất kỳ các SEOer nào cũng phải biết.
Ngoài ra, khi xây dựng Sitemap bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về “Pagination”- một thuật ngữ quan trọng trong việc quản lý trang web. Phương pháp Pagination sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng và tối ưu hóa quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng.
Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp người làm SEO biết sitemap là gì và cách tạo sitemap cho website một cách chi tiết nhất.
Ngoài việc cải thiện khả năng hiển thị bằng sitemap, bạn có thể tìm hiểu thêm về công cụ “ Disavow link” để quản lý và bảo vệ uy tín của trang web trước các liên kết độc hại không mong muốn.
Theo dõi Trang kiến thức SEO hằng ngày để nhận được nhiều thông tin bổ ích nhé!
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
Lỗi 404 not found là gì? Làm thể nào để khắc phục lỗi 404 not found?
Thẻ meta title là gì? Cách viết meta title tối ưu SEO chuẩn nhất