Trang web có cấu trúc đạt chuẩn sẽ hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả nhất, việc này không chỉ giúp cho website của bạn dễ dàng thăng hạng mà còn giúp quá trình index diễn ra nhanh hơn.
Thế nhưng, không phải trang web nào cũng đạt chuẩn cấu trúc ngay từ đầu mà thường xuyên phát sinh lỗi.
Bài viết này sẽ giúp các SEOer tìm và sửa lỗi cấu trúc website một cách hiệu quả và chi tiết nhất.
Sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu để tìm và sửa lỗi cấu trúc website
Để tìm ra lỗi cấu trúc website thì các SEOer cần phải có các công cụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các nội dung đã được đánh dấu. Việc này sẽ giúp các SEOer dễ dàng tìm và sửa lỗi cấu trúc một cách hiệu quả nhất. Cùng điểm qua các công cụ này nhé:
Structured Data Testing tool
Đây là công cụ giúp cho các SEOer biết chi tiết các lỗi cấu trúc mà trang web của mình đang gặp phải cùng với các thông số chi tiết về dữ liệu mà bot Google phát hiện ra. Để dùng công cụ này, các SEOer tiến hành như sau:
Login vào Google Search Console => Web Tools => Testing Tools => Structured Data Testing Tool => nhập URL cần kiểm tra => Vào URL FETCH/CODE SNIPPET.
Rich Results Testing Tool
Công cụ này cho phép các SEOer check dữ liệu cấu trúc website của mình có đạt điều kiện để hiển thị kết quả ở dạng rich results không. Rich results được hiểu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên bảng xếp hạng Google.
Third-Party Tools
Đây được xem là một công cụ nâng cao hơn 2 công cụ ở trên khi có thể tìm kiếm một cách chi tiết và đưa ra những đánh giá vô cùng cụ thể về cấu trúc trang web của bạn. Có thể dùng thử để trải nghiệm thực tế nhé!
6 lỗi cấu trúc website thường gặp
Như đã nói ở trên, trang web của bạn không đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google cũng như có những yếu tố SEO chưa được tối ưu có thể do việc website của bạn bị lỗi cấu trúc. Vậy đâu là những lỗi thường gặp nhất?
Ẩn cornerstone
Cornerstone được hiểu là các bài viết quan trọng trên trang web thể hiện rõ chủ đề mà bạn đang muốn hướng đến, và tất nhiên là bạn không nên ẩn đi những bài viết này. Tuy nhiên, một số trường hợp, các SEOer lại quên mất việc tạo liên kết đến những bài viết này.
Mặc khác, nếu như một bài viết không có bất kỳ link nào trỏ đến thì sẽ khiến cho việc Google index là rất khó khăn và xem đây là những bài viết không quan trọng và sẽ bỏ qua không xếp hạng.
Hướng giải quyết là nên dẫn link đến các bài cornerstone, nhắc tới các bài viết này trong các trang khác có liên quan.
Không sử dụng breadcrumbs
Có thể nói Breadcrumbs đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Vậy nên việc không sử dụng breadcrumbs sẽ khiến cho cấu trúc trang web có thể bị gặp lỗi, khi người dùng truy cập vào họ sẽ không biết là họ đang ở vị trí nào và điều hướng trong trang.
Hướng giải quyết là thêm breadcrumbs cho trang web của bạn. Việc thêm breadcrumbs ngày nay rất dễ dàng, nếu dùng mã nguồn mở WordPress thì bạn có thể thêm bằng plugin.
Danh mục quá lớn
Thông thường, các doanh mục phải có kích thước tương đối bằng nhau, tuy nhiên nhiều SEOer lại có thiên hướng viết một chủ đề nào đó nhiều hơn các chủ đề còn lại dẫn đến tình trạng kích thước các danh mục chênh lệch nhau lớn, điều này đã dẫn đến việc mất cân bằng cấu trúc trang web.
Hướng giải quyết là tách các danh mục ra thành 2-3 danh mục con khi danh mục có kích thước quá lớn đảm bảo không ảnh hưởng đến cấu trúc website.
Sử dụng quá nhiều thẻ
Nhiều SEOer muốn cho các thẻ thật cụ thể dẫn đến việc lạm dụng thẻ một cách quá mức. Việc thêm nhiều thẻ không thể hiện được việc bạn đang thêm cấu trúc cho website mà ngược lại còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc của nó.
Giải pháp: Tiết chế khi sử dụng thẻ. Nên dùng các thẻ tối đa là 2 lần để nhóm các bài viết có cùng chủ đề với nhau giúp điều hướng người dùng đến những bài viết có cùng chủ đề, tối ưu traffic hiệu quả.
Cấu trúc website lộn xộn
Khi khởi tạo trang web nhiều SEOer quên đi việc hình dung ra trước cấu trúc của trang web đó như thế nào nhưng khi user truy cập bất kỳ website nào cũng muốn hình dung trước được website đó có những nội dung nào.
Vì vậy, trong thanh menu của website phải có những mục chính giúp người dùng có góc nhìn tổng quan hơn, hình dung được cấu trúc website dễ dàng hơn.
Hướng giải quyết là tối ưu hoá menu để tăng trải nghiệm của người dùng. Việc này sẽ giúp cho bất kỳ một user nào truy cập vào website của bạn cũng có thể dễ dàng hình dung ra cấu trúc của nó như thế nào, có những nội dung chính gì để dễ dàng điều hướng đến những nội dung phù hợp nhất.
Không liên kết đến các trang cấp thấp
Để kết nối người dùng đến tất cả các trang có trên website của bạn thì cần phải có sự phân cấp các bài viết. Tuỳ vào cấp độ khác nhau mà có sự liên kết thích hợp.
Ví dụ trang mẹ ở trên thì phía dưới là các trang con, trang cháu. Cần phải có sự liên kết giữa các trang này với nhau giúp người dùng thấy được sự kết nối của chúng để điều hướng phù hợp.
Hướng giải quyết là liên kết các trang có liên quan theo mô hình phân cấp giúp dễ dàng điều hướng người dùng.
Giải pháp: hãy link đến các trang con và trang liên quan
Cách sửa lỗi cấu trúc website
Sau khi đã tìm ra được những lỗi thường gặp thì việc tiếp theo là sửa các lỗi đó
Sửa mục nhiều lỗi trước
Dùng công cụ Structured Data Testing Tool bạn sẽ nhận được một report các lỗi bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau được sắp xếp theo các mục nào có nhiều lỗi nhất. Và việc của các SEOer là chỉnh sửa các loại dữ liệu có nhiều lỗi hơn.
Bổ sung các trường bị thiếu
Thông thường các lỗi thường gặp nhất cũng như dễ chỉnh sửa nhất là Missing field và Missing ratings
Đối với lỗi Missing field thì vào Data Highlighter => điền lược đồ (schema) thông tin vào để đánh dấu
Trong đó, Schema phải tương quan với chủ đề trang, thế nên cần chọn các bài viết cho bài đăng trên blog hoặc chọn đăng sản phẩm khi trang web của bạn và sàn TMĐT.
Liên kết đến trang con và các trang liên quan
Việc liên kết các trang con đến các trang có nội dung liên quan là một trong những cách rất cần thiết đối với trang web.
Việc này không chỉ giúp tối ưu trải nghiệm người dùng mà còn góp phần giúp điều hướng người dùng đến những nội dung phù hợp nhất.
Cần liên kết các trang con đến các trang có liên quan theo mô hình phân cấp từ thấp tới cao thể hiện được mối liên hệ gắn kết với nhau.
Bài viết liên quan: Interanl Link là gì? Cách tạo Internal Link hiệu quả đột phá SEO
Kết luận
Tóm lại, cấu trúc website là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tối ưu SEO. Chắc hẳn qua bài viết này Tech-One đã giúp các SEOer có thể biết được cách tìm và sửa lỗi cấu trúc website một cách hiệu quả nhất.
Để nhận được những tin tức mới và chính xác nhất, ghé thăm Công ty SEO TPHCM để bạn có thể có cái nhìn tổng quan về SEO, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Ghé thăm blog của Tech-One để biết thêm nhiều thông tin thú vị, bài viết liên quan đến SEO nhé!
Cảm ơn bạn!
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách tạo sitemap cho website và Mẹo tối ưu SEO hiệu quả.