KOC là một thuật ngữ khá mới trong ngành truyền thông marketing và đang dần thay thế xu hướng KOLs hiện tại. Nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng mạng xã hội, các KOC ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn với người tiêu dùng.
Vậy KOC là gì? KOC đóng vai trò như thế nào trong chiến lược marketing? Tech-One sẽ giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này.
KOC là gì?
KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer, được dịch nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. Đây là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu, sau đó sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách khách quan. KOC có thể thực hiện đăng tải các video hoặc bài viết về trải nghiệm sản phẩm, chia sẻ thông tin tới những người theo dõi họ. Việc mang đến những nhận định, cảm quan chân thực sẽ khiến người xem cảm thấy tin tưởng và tiến tới dùng thử sản phẩm.
Để tìm hiểu thêm về Influencer, mời các bạn tham khảo bài viết “Influencer là gì” tại đây.
Các cấp bậc định hình KOC là gì?
Khái niệm KOC được phát triển dựa trên nền tảng của những người có sức ảnh hưởng rộng rãi – KOLs. Tuy nhiên nếu KOLs được phân chia cấp bậc theo số lượng người theo dõi thì đối với KOC lượng follow không phải là yếu tố quyết định lớn nhất. KOC phát triển dựa trên sự tin tưởng của người tiêu dùng.
KOC vẫn còn khá mới mẻ nên số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội vẫn chưa nhiều như KOLs. Hiện tại KOC phổ biến nhất ở 3 cấp bậc.
- Cấp bậc 1 họ sở hữu khoảng 100.000 người theo dõi trở lên.
- Cấp bậc 2 sẽ có khoảng 50.000 đến 100.000 người theo dõi.
- Cấp bậc 3 là khoảng 20.000 đến 50.000 người theo dõi.
Lợi ích mà KOC mang lại cho chiến lược marketing
Hiện nay, việc các nhãn hàng hợp tác cùng KOC được sử dụng rất phổ biến trong các chiến dịch marketing. Một số lợi ích mà KOC mang lại cho chiến lược marketing như sau:
- Tiết kiệm chi phí: Khi hợp tác với KOC, doanh nghiệp chỉ cần trả mức giá dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy thuộc vào ngành hàng sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của KOC. Mức giá này thấp hơn nhiều so với việc hợp tác cùng KOLs.
- Xây dựng lòng tin của khách hàng: KOC là những người tiêu dùng bình thường, sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ và có những đánh giá khách quan nhất. Bởi vậy dễ dàng có được sự tin cậy của người xem.
- Nâng cao doanh thu bán hàng: Mức độ ảnh hưởng của KOC tác động trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Họ sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định dùng thử hoặc mua hàng. Nhờ vào đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Sự khác nhau giữa KOC và KOL là gì?
KOC và KOL là khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn. Vậy KOC khác gì KOL?
3 điểm khác biệt cơ bản để phân biệt KOC và KOLs như sau:
- Số lượng người theo dõi của KOLs thường lớn hơn KOC. KOLs có 3 cấp bậc phân loại bao gồm cả celebrity – những người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực showbiz. Trong khi đó KOC không phụ thuộc quá nhiều vào lượng follow.
- KOLs thường được các nhãn hàng chủ động mời sử dụng và đánh giá để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Còn KOC là người trực tiếp mua và đánh giá ưu nhược điểm của sản phẩm. Hiện tại KOC có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn và được tín nhiệm hơn các KOLs.
- KOC không yêu cầu chuyên môn quá cao. Họ chỉ là người mua hàng thực tế và đưa ra nhận định của bản thân sau khi trải nghiệm sản phẩm. Còn KOLs cần đòi hỏi kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.
Nếu bạn muốn hiểu thêm về KOL và những lợi ích của họ đối với Marketing, thì không nên bỏ qua bài viết “KOL là gì” ngay đây nhé!
Cách để đánh giá chất lượng KOC như thế nào?
Để đánh giá chất lượng KOC, ta dựa trên 4 tiêu chí sau:
Mức độ liên quan
KOC có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Họ sẽ chọn và tiến hành sử dụng sản phẩm xoay quanh một lĩnh vực chủ đạo. Lĩnh vực nào có chuyên môn cao và hoạt động với tần suất nhiều hơn thì có có mức độ liên quan lớn hơn.
Tầm ảnh hưởng
Tầm ảnh hưởng của KOC được đánh giá trên độ lan truyền của content và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Tầm ảnh hưởng càng lớn thì content của KOC càng thu hút và giúp doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng dễ hơn. Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp với hiệu quả kinh doanh của các ngành hàng.
Sự phát triển KOC
KOC không phụ thuộc vào số lượng người theo dõi. Tuy nhiên số lượng theo dõi lại đánh giá được sự phát triển của KOC. Người theo dõi tăng lên cũng thể hiện KOC nhận được càng nhiều sự quan tâm, tín nhiệm trong lĩnh vực mà họ hoạt động.
Tính chủ động
KOC cần có sự chủ động trong việc cung cấp thông tin về những sản phẩm và dịch vụ theo xu hướng của thị trường. Từ đó mới tạo ra sự mới mẻ trong nội dung và có sự nhạy bén tiếp nhận những xu hướng mới.
Có nên áp dụng KOC vào chiến lược Marketing?
KOC đứng trên cương vị là một người tiêu dùng chủ động mua và sử dụng sản phẩm. Nhờ những đánh giá chân thực mà thương hiệu cũng nhận được yêu thích và sự tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra KOC còn giữ một vai trò quan trọng trong vòng đời của khách hàng:
- Trước khi ra mắt: Khi đã nhận được sự tin tưởng và phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp có thể triển khai những lần thử nghiệm sản phẩm hiệu quả mà chi phí lại được tối ưu.
- Sau khi ra mắt: Tăng độ nhận diện thương hiệu và tỉ lệ chuyển đổi nhờ những đề xuất phương án xây dựng niềm tin của người tiêu dùng của KOC.
- Sản phẩm đã trưởng thành: KOC tiếp tục giới thiệu sản phẩm và cập nhật xu hướng liên tục tới người tiêu dùng.
Các nền tảng áp dụng mô hình KOC tại Việt Nam hiệu quả nhất
Những năm gần đây, KOC là nghề rất phát triển trong ngành marketing online. Đặc biệt phải kể tới 2 nền tảng áp dụng mô hình KOC hiệu quả nhất tại Việt Nam là Shopee và Tiktok.
Nền tảng KOC Shopee
KOC Shopee chính là cộng tác viên cho Shopee, họ sẽ lấy link sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để quảng cáo, giới thiệu và tăng tương tác. Sau khi người tiêu dùng click và mua hàng thì KOC sẽ nhận được hoa hồng tùy thuộc vào từng loại ngành hàng. KOC Shopee sẽ không cần phụ thuộc vào việc booking của các hàng hay tìm kiếm doanh thu từ các nền tảng social hoặc Youtube.
Nền tảng KOC TikTok
Koc TikTok là gì? KOC Tiktok là những người sử dụng nền tảng Tiktok để định hướng hành vi người tiêu dùng bằng việc tạo content đánh giá, review hoặc giới thiệu sản phẩm tới cộng đồng. Họ sẽ có sự chuyên môn hóa theo mỗi lĩnh vực nhất định như quần áo, mỹ phẩm,…
Trước đây, KOC Tiktok vẫn nhận hoa hồng từ việc đặt link sản phẩm từ sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, xu hướng năm 2022 đã cho phép KOC dẫn link từ Tiktok shop và nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ người tiêu dùng. Một số KOC Việt Nam trên nền tảng Tiktok tiêu biểu như ông giáo review, Hứa Phương Ngân,…
KOC hiện đang là xu hướng marketing mang lại hiệu quả cao trong thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Hy vọng từ chia sẻ này các bạn sẽ hiểu KOC là gì và tầm quan trọng KOC với chiến lược Marketing.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kiến thức về Marketing, truy cập vào trang Blog của Tech-One để bổ sung nhiều thông tin hữu ích nhé!