Time on site là gì chắc chắn là một câu hỏi mà nhiều SEOer đặc biệt quan tâm. Để biết chính xác chỉ số này được đo lường cụ thể như nào cũng như các tăng time on site một các hiệu quả cho trang web của mình thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Time onsite là gì?
Time on site được hiểu là thời gian mà user ở lại trên trang web của bạn trong một phiên truy cập. Đây cũng là một chỉ số của Google đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật seo để tăng traffic organic của website.
Để đo lường chỉ số site time on, các SEOer thường dùng công cụ Google Analytics.
Tầm quan trọng của Time on site trong SEO
Chỉ số Time on page càng cao chứng tỏ tỉ lệ view page càng cao, vì thế đối với những người thuần SEO thì họ rất quan tâm chỉ số này vì nó góp phần thúc đẩy thứ hạng của website cũng như tăng độ trust của chính website đó.
Tuy nhiên, đối với những người làm kinh doanh thì chỉ số time on site không được dùng để đánh giá chính, nhiều người chỉ quan tâm đến chỉ số time on page nhiều hơn để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Có thể hình dung một điều rõ rệt đó chính là chỉ số time on site càng cao thì tỉ lệ gia tăng thứ hạng của trang web đó trên các thanh công cụ tìm kiếm sẽ rất cao. Vì vậy, không thể phủ nhận một việc là chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong quá trình SEO.
>>>Đọc thêm: Landing Page là gì? Cách thiết kế Landing Page hiệu quả chuẩn SEO.
Hướng dẫn tính time on site bằng công cụ google analytics
Sau khi đã hiểu rõ time on site là gì thì việc tiếp theo chính là tìm hiểu cách tính chỉ số này một cách cụ thể nhất. Để tính time on site, các SEOer sẽ dùng công cụ Google Analytics, cùng xem 2 cách tính sau đây nhé!
Cách tính 1
Giả sử có một user truy cập website của bạn theo tiến trình sau:
Home: 3 phút
Page 2: 7 phút
Page 3: 0 phút
Exit
=> Time on site sẽ là 10 phút
Trường hợp 2:
Giả sử user truy cập và mở thêm 1 tab mới. Trong trường hợp này thì công cụ Google Analytics sẽ tính Time on site theo ưu tiên Time on page tức là sắp xếp theo một chuỗi thời gian liên tục không gián đoạn. Cụ thể:
HOME: 1 phút
Page 4: 2 phút
Page 2: 7 phút
Page 3: 5 phút
Page 5: 0 phút
=> Time on site: 15 phút
Tham khảo ngay bài viết: Cách sử dụng công cụ google analytics từ A-Z cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tăng time on site cho website
Khi đã nắm vững Time on site là gì cũng như tầm quan trọng của chỉ số này trong việc nâng cao thứ hạng website thì có rất nhiều SEOer quan tâm đến các tăng chỉ số này cho website của mình. Có thể nói, tăng chỉ số time on site không phải là việc quá khó khăn trong kỹ thuật SEO onpage, hãy cùng tham khảo các các cách dưới đây nhé!
Phân tích hành vi người dùng
Việc trước tiên mà các SEOer cần làm để tăng chỉ số time on site cho website của mình chính là phân tích luồng hành vi người dùng từ những user truy cập vào trang của bạn.
Để phân tích luồng hành vi này thì các SEOer sẽ dùng công cụ Google Analytics để có một góc nhìn tổng quan và cụ thể hơn về việc user truy cập vào website của bạn bằng những nguồn nào.
Bên cạnh việc biết được user đến với website của bạn thông qua những nguồn nào thì việc phân tích hành vi người dùng còn giúp cho các SEOer biết được nội dung nào trên trang của bạn đang thu hút nhất để từ đây có thể dễ dàng điều hướng khách hàng của mình góp phần làm tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách cao nhất.
Song song đó, SEOer cũng sẽ nắm được những trang nào có tỉ lệ timeout cao để tìm cách khắc phục nhanh chóng.
Tối ưu internal link
Tối ưu các liên kết nội bộ là cách mà các SEOer thường dùng khá phổ biến để tăng tỉ lệ Time on site cho website.Thế nhưng, nếu các SEOer lạm dụng việc dùng quá nhiều internal link thì sẽ gây cảm giác khó chịu cho người dùng bởi tính không tự nhiên cũng như gây rối mắt vì có quá nhiều liên kết thông tin trong một bài viết.
Vì vậy, để tối ưu các internal link trong bài viết nhằm gia tăng chỉ số Time on site thì các SEOer cần phải hoạch định một chiến lược cụ thể nhất. Một lời khuyên dành cho các SEOer là chỉ gắn link nội bộ khi thật sự cảm thấy cần thiết và phù hợp với ngữ cảnh nhằm tạo cảm giác tự nhiên, chân thật nhất.
Tạo trang 404 điều hướng
Nếu như trang web của bạn đang trong quá trình chỉnh sửa hoàn thiện dần thì sẽ thường có các liên kết 404. Tuy nhiên, để tạo thiện cảm, gây cảm giác dễ chịu cho user khi truy cập vào thì các SEOer cần thiết kế page 404 chuẩn SEO để điều hướng người dùng. Lưu ý, tránh trường hợp để trắng trang 404 nhé, vì nếu như thế user truy cập cập vào sẽ lập tức thoát ra ngay.
Mở external link qua trang mới
Mở external link qua trang mới là một cách tăng tỉ lệ time on site hiệu quả nhất mà các SEOer nên tận dụng. Thực tế cho thấy rằng việc giữ người dùng ở lại càng lâu trên website chính là nhiệm vụ mà các SEOer phải thực hiện được, việc mở external link qua trang mới chính là một việc hết sức cần thiết giúp user có thể vào trang của bạn để tìm hiểu các thông tin tại các trang web khác mà không thoát trang hiện tại.
Đảm bảo chất lượng nội dung xuất bản trên website
Một cách tăng tỉ lệ time on site hiệu quả nhất nữa phải kể đến chính là đảm bảo được nội dung trên website. Nhìn vào thực tế có thể khẳng định rằng, chỉ những trang web có nội dung hấp dẫn và ý nghĩa hữu ích thì mới níu chân người dùng ở lại site trong thời gian lâu.
Vì vậy, làm nội dung hay, đánh đúng tâm lý của người dùng vẫn là một yếu tố cốt lõi trong quá trình làm SEO từ trước đến nay, nên tập trung chú trọng vào làm nội dung để mang đến những trải nghiệm thông tin tức cực cho người dùng.
Tóm lại, qua bài viết này các SEOer sẽ nắm được Time on site là gì, tầm quan trọng của chỉ số này trong quá trình SEO và làm thế nào để gia tăng chỉ số này cho website một cách tốt nhất. Hi vọng với những thông tin được Công ty SEO Tech-One chia sẻ sẽ giúp cho các SEOer có góc nhìn toàn diện hơn và ứng dụng tốt vào quá trình làm SEO của mình.
Cải thiện thứ hạng website và thu hút khách hàng tiềm năng với các bài viết về SEO trên Blog của chúng tôi!
>>>Đọc hiểu: URL là gì? Cách tạo Cấu trúc URL chuẩn SEO mới nhất.