Đối với các bạn SEOer mới vào nghề thì cụm từ domain authority vẫn còn khá mới mẻ, có thể nói đây là chỉ số dùng để đo lường hiệu quả và sự phát triển của trang web giúp cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nghề. Vậy chỉ số domain authority là gì? Cách tăng chỉ số này cho trang web? Cùng Tech-One theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Domain authority là gì?
Domain Authority (DA) được hiểu là điểm xếp hạng trang web được phát triển bởi Moz có mục đích là dự đoán khả năng xếp hạng của một website trên bảng xếp hạng Google.
Điểm DA được tính theo thang điểm 100. Chỉ số DA càng cao thì khả năng xếp hạng của trang web đó càng cao.
Cách check domain authority
Có thể dùng công cụ SEO miễn phí của Moz như: Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer để check Domain Authority. Chỉ số DA cũng được tích hợp vào các công cụ khác của Moz như Moz Pro campaigns và API giúp các SEOer check chỉ số này một cách dễ dàng.
Phân biệt Domain Authority và Page Authority
Domain Authority (DA) và Page Authority (PA) được xem là hai chỉ số giúp dự đoán tính cạnh tranh trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm của một trang web. Nhưng 2 chỉ số này khác nhau như thế nào?
Trong khi Domain Authority đánh giá sức mạnh xếp hạng dự đoán của toàn bộ trang web thì Page Authority đánh giá sức mạnh của từng trang trong 1 website, được tính theo thang điểm 100, điểm càng cao thì tỷ lệ xếp hạng trang càng cao.
Tham khảo bài viết Page authority (PA) là gì? Cách đo lường và tăng PA hiệu quả cho SEO tại đây để biết được thêm nhiều mẹo tăng Page Authority hiệu quả nhé!
9+ cách tăng chỉ số domain authority site mới nhất
Khi đã biết được điểm số DA của trang web thì điều tiếp theo mà các SEOer cần chính là tăng điểm cho nó càng cao càng tốt. Vậy làm thế nào để tăng điểm DA? Dưới đây là 9 cách tăng chỉ số domain authority mới nhất dành cho trang web của bạn, cụ thể:
Lựa chọn tên miền
Nếu bạn chưa có trang web thì việc đầu tiên cần làm chính là lựa chọn tên miền thể hiện được chủ đề mà trang web hướng tới. Nên chọn tên miền dễ nhớ, dễ nhận diện thương hiệu và ngắn gọn.
Xây dựng liên kết nội bộ (internal link)
Một trong những cách để tăng điểm DA cho trang web chính là xây dựng các liên kết nội bộ chất lượng. Các internal link sẽ hướng người dùng đến các chủ đề có liên quan và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, từ đó tăng trải nghiệm người dùng.
Để biết các bước xây dựng một chiến lược internal link chuẩn và hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết Internal link là gì? Cách tạo internal link hiệu quả đột phá SEO tại đây.
Tối ưu SEO Onpage
Việc tối ưu SEO onpage không chỉ giúp cho trang web được chuẩn hóa và dễ dàng có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng mà còn ảnh hưởng đến điểm DA. Các SEOer cần tối ưu các thẻ tiêu đề, thẻ hình ảnh và nội dung của trang.
Disavow các backlink kém chất lượng
Cần audit trang web theo định kỳ để phát hiện ra các liên kết bị hỏng, độc hại và có ảnh hưởng trực tiếp đến trang web. Phát hiện sớm và loại bỏ nó càng sớm càng tốt để trang web sạch hơn cũng như cải thiện được traffic. Từ đây, điểm DA sẽ tăng lên đáng kể.
Tối ưu tốc độ tải trang (Pagespeed)
Có thể nhận định, tốc độ tải trang của website kém ảnh hưởng đến chất lượng người dùng, tỷ lệ thoát trang sẽ rất cao. Vậy nên, việc tối ưu tốc độ load trang nhanh chóng cũng là một trong những cách giúp cho điểm DA được cải thiện.
Các SEOer có thể tăng tốc độ tải trang bằng công cụ PageSpeed. Công cụ này sẽ phân tích tốc độ tải trang và đưa ra các giải pháp để cải thiện nếu trang web có tốc độ load chậm.
Tăng trải nghiệm thiết bị di động (Mobile Friendly)
Ở thời điểm hiện tại, số lượng người dùng thiết bị di động để truy cập internet ngày càng tăng đáng kể. Vậy nên, việc làm cho trang web của mình được tối ưu trên các thiết bị di động chính là điều mà các SEOer cần chú ý và quan tâm hơn để cải thiện điểm DA cho trang web.
Để kiểm tra website của bạn có thân thiện với di động không thì truy cập Mobile-Friendly Test của Google Developers. Công cụ này sẽ phân tích cũng như cho các SEOer biết trang web có thân thiện với thiết bị di động hay không.
Xây dựng Entity SEO
Việc xây dựng Entity SEO không chỉ tạo độ trust cho tên miền, đẩy nhanh thứ hạng của các từ khóa mà còn là một trong những cách tăng điểm số Domain Authority hiệu quả nhất. Tuy nhiên để xây dựng SEO Entity hiệu quả đòi hỏi SEOer phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì mới triển khai tốt được.
Để biết thêm nhiều mẹo để tối ưu SEO Entity hiệu quả thì mời bạn xem qua bài viết SEO entity là gì? Cách build entity SEO mới nhất 2022 giúp X2 traffic tại đây nhé!
Chia sẻ thông tin qua mạng xã hội
Traffic cũng như tỷ lệ tương tác của các kênh mạng xã hội là rất lớn, việc các SEOer tận dụng hệ sinh thái này để SEO cũng không còn là điều gì quá mới mẻ. Với việc chia sẻ thông tin lên các trang mạng xã hội sẽ giúp cho chỉ số DA của trang web được cải thiện đáng kể hơn, tăng thứ hạng nhanh chóng. Vậy nên, hãy quảng bá nội dung của mình trên các phương tiện truyền thông để thu được nhiều lược tương tác hơn.
Cải thiện cấu trúc dữ liệu website
Để tối ưu SEO cho một trang web cũng như giúp trang web có được chỉ số DA cao thì các SEOer cần chú ý về cấu trúc của trang web cũng như các backlink có trong trang web đó. Cấu trúc đạt chuẩn thì chỉ số DA sẽ cao và ngược lại
>>>Đọc thêm: SEO Subdomain là gì? Ưu và nhược điểm khi SEO Subdomain với Subfolder
Các câu hỏi thường gặp về Domain Authority
Domain Authority đóng vai trò khá quan trọng trong việc tăng thứ hạng trang web trên bảng xếp hạng Google. Vậy đối với chỉ số này, các SEOer sẽ thường đặt ra những câu hỏi gì?
Domain Authority (DA) như thế nào là tốt?
Chỉ số DA tính theo thang điểm 100, chỉ số này càng về cao thì càng chứng minh trang web đang được tối ưu. Vì vậy, nếu website của bạn có chỉ số DA giao động từ 70 trở lên thì được đánh giá là tốt và hiệu quả.
Domain Authority cần bao nhiêu điểm là tốt?
Bạn nên so sánh DA của mình với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành để xem liệu có sự khác biệt đáng kể hay không. Nhiệm vụ của bạn là vượt qua được DA của đối thủ. Bản thân Domain Authority là một công cụ so sánh giúp bạn có thể dễ dàng xem xét, đánh giá và cải thiện trang web của mình. So sánh điểm DA của bạn với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành sẽ cho bạn biết điểm DA bao nhiêu là thích hợp.
Kết luận
Tóm lại, Domain Authority là một số liệu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng SEO của trang web cũng như giúp đánh giá chất lượng trang web so với các đối thủ cạnh tranh. Hi vọng qua bài viết này, các SEOer sẽ biết được chỉ số domain authority là gì cũng như các cách cải thiện điểm số DA hiệu quả nhất.
Tham khảo bài viết Domain Rating (DR) là gì? để biết thêm cách ứng dụng chỉ số DR trong SEO một cách hiệu quả nhất!
Đừng quên theo dõi trang Blog SEO của Tech-One để có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về SEO và marketing nhé!
>>>Đọc hiểu: URL là gì? Cách tạo Cấu trúc URL chuẩn SEO mới nhất.